Khi tôi quyết định ly hôn, cả nhà chồng sững sờ. Tất cả đều nghĩ tôi “sướng quá hóa rồ”.
Cho đến lúc này, khi sắp sửa dọn ra ngoài ở riêng, tự nhiên nước mắt tuôn rơi. Nhìn đứa con nhỏ đứng bên cạnh mẹ ngơ ngác không hiểu chuyện gì, vì sao bố mẹ phải sống riêng khiến tôi đau xót. Thế nhưng để đi đến quyết định ngày hôm nay tôi đã phải vắt óc suy nghĩ suốt 3 năm trời. 3 năm ấy không một ngày nào tôi không đặt ra câu hỏi tại sao, có nên ly hôn không, có nên tiếp tục không.
Chúng tôi cưới nhau sau hơn 5 năm hẹn hò. Tình yêu thời sinh viên vô cùng ngọt ngào, gắn bó. Anh luôn quan tâm chăm sóc, yêu thương tôi. Anh thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của tôi, luôn hết lòng giúp đỡ. Bố mẹ anh cũng thuộc hàng khá giả ở quê nên so với chúng bạn, anh có điều kiện hơn nhiều. Ngày đó tôi nghĩ, chỉ cần lấy được anh thì sau này không cần phải lo chuyện ăn mặc, không phải quá áp lực về kinh tế. Đứa con gái nhỏ thiếu tự tin về bản thân mình được anh che chở cảm thấy yên tâm hơn nhiều.
Ngày mẹ lên, anh gần như không đoái hoài. Sáng đi làm, tối về nhà ăn cơm xong rồi vào phòng. Tôi biết mẹ vợ con rể sống chung nhà nhiều khi cũng ngại, còn khó hơn cả mẹ chồng với con dâu. (Ảnh minh họa)
Nhưng càng ở bên anh lâu, tôi càng thấy anh có nhiều tật xấu, nhất là sự vô tâm. Có những câu chuyện tôi kể với anh, anh chỉ gật gù cho qua khi còn chưa nghe rõ nội dung. Anh dường như không muốn nghe bất cứ lời phàn nàn nào của vợ. Anh quan niệm, cuộc sống phải tích cực, vui vẻ, không được mang chuyện không vui về nhà. Thế nhưng đối với tôi, vợ chồng là phải hiểu và chia sẻ với nhau mọi khúc mắc, niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
Hai năm trôi qua, chúng tôi có thêm thành viên mới. Cũng từ đó mâu thuẫn vợ chồng ngày một tăng nhất là khi mẹ tôi lên chăm cháu. Anh làm ra tiền hơn tôi nên nói tôi tạm thời nghỉ việc ở nhà chăm con, cho đến khi con cứng cáp đi học thì quay lại đi làm.
Tôi không đồng ý vì đã sớm hiểu hệ quả của việc phụ nữ ở nhà chăm con. Tôi nói mời mẹ lên chăm cháu giúp mấy tháng thì anh hậm hực không vui, nói không thích người lạ sống trong nhà, nhưng vì tôi không nghỉ việc nên cuối cùng anh phải miễn cưỡng chấp nhận.
Ngày mẹ lên, anh gần như không đoái hoài. Sáng đi làm, tối về nhà ăn cơm xong rồi vào phòng. Tôi biết mẹ vợ con rể sống chung nhà nhiều khi cũng ngại, còn khó hơn cả mẹ chồng với con dâu. Tôi cũng cố gắng dung hòa cả hai nhưng chồng tôi kĩ tính, mỗi lần mẹ động vào đồ của anh dù chỉ là lau dọn, anh cũng cau có khó chịu.
Anh hướng dẫn mẹ cách đồ dùng hiện đại trong nhà. Có lần tôi vừa đi làm về thấy anh bù lu bù loa lên kêu mẹ để đồ bẩn thỉu lên máy móc làm việc của anh, rồi nhà vệ sinh thì không dọn dẹp. Tôi bực quá vì mẹ tôi lên trông cháu lẽ ra anh phải cung kính, nể nang mẹ chứ sao anh lại có thể coi mẹ như người giúp việc trong nhà?
Vài tháng sau anh được thăng chức lên làm giám đốc, thu nhập càng cao hơn. Anh lại nói chuyện vợ ở nhà chăm con nhưng tôi không đồng ý. Từ đó, anh không mó tay vào bất cứ việc gì trong nhà kể cả việc đưa con xuống sảnh chơi. Tôi và mẹ cứ hì hụi chăm con từ sáng tới khuya. Mỗi tháng một lần, anh lại nói nhân viên về nhà ăn nhậu rồi để bừa bãi cho mẹ con tôi dọn. Tức quá, tôi đôi co với anh nhiều lần khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt.
Mỗi lần ra ngoài, tôi thích ăn mặc thoải mái, anh lại bù lu lên rằng vợ của giám đốc mà ăn mặc như giúp việc. Thấy thái độ coi thường vợ của anh, tôi bực mình: “Thì ở cái nhà này tôi có khác gì giúp việc không?”.
Vài tháng sau anh được thăng chức lên làm giám đốc, thu nhập càng cao. Anh lại nói chuyện vợ ở nhà chăm con nhưng tôi không đồng ý. (Ảnh minh họa)
Lần trước mẹ đổ bệnh, tôi nói anh bố trí về sớm chăm con giúp để tôi vào viện với mẹ thì anh càu nhàu khó chịu. Khi đó tôi đã rất nóng mặt rồi nhưng vì dĩ hòa vi quý nên đành nhịn. Hôm sau tôi bảo anh nghỉ ở nhà một hôm vì mẹ hôm đó phải làm thủ tục ở viện để xét nghiệm máu nhưng anh cố chấp không chịu còn quát vợ: “Đấy cô thấy chưa, bảo ở nhà chăm con thì không chịu, đưa mẹ già lên chăm con rồi bây giờ còn đổ bệnh. Không biết ai chăm ai hay lại mất tiền oan”. Câu nói của anh khiến tôi tức ói máu. Thật may mẹ tôi không bị gì nặng.
Ngay sau hôm đó tôi nói mẹ về quê để tôi thuê giúp việc, cho bà nghỉ ngơi. Công việc chăm cháu vô cùng vất vả nhưng chồng tôi nghĩ mẹ chỉ việc lên trên này ăn chơi, bật điều hòa, xem tivi cả ngày. Anh cũng không thèm đưa mẹ vợ đi khám càng không hỏi han bà lấy một câu suốt mấy ngày trong viện.
Trước khi mẹ về quê, anh đưa cho bà một cọc tiền, nói năng trống không: “Đây là tiền con gửi mẹ mấy tháng qua chăm cháu, mẹ cầm lấy về quê dưỡng già. Con không đưa mẹ về được, mẹ thông cảm”. Mẹ nhìn con rể cười, nhất quyết không nhận tiền. Thái độ của anh lúc đó vô cùng khinh khỉnh khiến tôi thực sự rất bực.
Trước giờ biết chồng không thích người lạ sống trong nhà nhưng dù sao mẹ cũng là mẹ của vợ. Anh nói yêu thương vợ con nhưng lại không tôn trọng người thân của vợ thì liệu đó có phải là thứ tình cảm thật lòng?
Hai tháng sau tôi quyết định ly hôn. Lúc này cả nhà chồng sững sờ, chồng cũng hốt hoảng. Có lẽ trước giờ anh không bao giờ nghĩ vợ mình lại có thể bỏ anh chồng làm giám đốc lương cao như vậy. Thực ra, tôi đã chán cảnh người chồng vô tâm, coi vợ như giúp việc trong nhà bao năm nay rồi. Sau sự việc mẹ lên trông cháu tôi càng thấm thía, hai chúng tôi không thuộc về nhau, trả tự do sớm cho nhau càng tốt.
Dù anh van nài, bố mẹ anh nói này nói nọ nhưng tôi vẫn quyết định ký vào đơn ly hôn. 3 năm rồi, tôi nghĩ nhiều rồi và đã đủ chín chắn để đưa ra quyết định cuộc đời mình.
[yeni-source src=”https://phunuvietnam.vn/chong-len-chuc-giam-doc-2-thang-vo-kien-quyet-ly-hon-nguyen-nhan-lien-quan-toi-me-vo-5120222793554298.htm” alt_src=”https://eva.vn/tam-su/chong-len-chuc-giam-doc-2-thang-vo-kien-quyet-ly-hon-nguyen-nhan-lien-quan-toi-me-vo-c391a523321.html” name=””]