( Yeni ) – Cuối năm cần dọn dẹp nhà cửa, bao sái bàn thờ để đón Tết mới, vận mới, theo phong thủy, gọn, sạch là linh khí của trời đất, là hồn cốt của phong thủy.
1 – Cách bao sái bàn thờ chuẩn theo phong thủy
Bao sái bàn thờ là lau dọn cho bàn thờ sạch sẽ, có thể tiến hành cùng ngày Tết Táo Công, hoặc sau ngày đó. Sau đây là những bước tiến hành bao sái bàn thờ.
Trước tiên cần thắp hương xin phép, rồi dùng nước thơm lau sạch ngai, tượng, đồ thờ… rồi rút tỉa chân nhang (giữ lại 3 cây đang cháy), hóa hết tất cả chân nhang đã rút, hóa luôn các tế phẩm năm cũ đã rước từ đền chùa về (như cành vàng lá ngọc, bùa chú), tro hóa xong có thể rắc xuống sông hồ hoặc nơi đất sạch.
Chuẩn bị bao sái bàn thờ
– Ngũ vị hương
– Khăn sạch
– Thau nước
– Mâm đồng
– Lễ vật tùy tâm
Thực hiện bao sái bàn thờ
Chọn ngày đẹp, giờ tốt để thực hiện. Đun một nồi nước ngũ vị hương (nhớ mua ngũ vị cửa hàng thuốc Bắc, không mua gói bột ở quầy hàng mã). Đổ nước ngũ vị hương vào thau sạch, nước pha ấm khoảng 40 độ là được.
- Thắp hương xin phép Thần linh, gia tiên để bao sái bàn thờ.
- Sau đó, trong khi hương cháy thì bê toàn bộ bát hương xuống, tốt nhất là đặt vào một cái mâm.
- Rút tỉa hết chân nhang, giữ lại 3 cây đang cháy.
- Dùng khăn sạch nước thơm lau hết một vòng bát hương (lưu ý là bạn có thể quên vị trí các bát hương, vì vậy rất cần nhớ đánh dấu vị trí từng bát hương để tránh bị nhầm lẫn sau khi đặt lại lên bàn thờ.
- Dùng nước ngũ vị lau sạch bàn thờ.
- Đồng thời hạ hết toàn bộ đồ tế phẩm của năm cũ xuống để hóa.
- An vị bát hương trở lại, nhớ đừng đặt sai thứ tự.
- Sau đó thắp tiếp một tuần nhang và bày đồ tế phẩm của năm mới lên.
- Hóa hết chân nhang, cành vàng, lá ngọc, bùa chú, vàng mã của năm cũ.
- Cuối cùng mang tro ra bón cây hoặc thả xuống dòng nước.
2 – Kiêng kị khi lau dọn bàn thờ
Trước ngày lau dọn bàn thờ, mọi người phải kiêng ăn mắm tôm, tỏi, thịt chó, thịt mèo, ba ba, rùa, rắn, khỉ, kiêng uống rượu ngâm cao hổ, rắn…
Các gia đình nên dùng nước sạch đã đun sôi để nguội để lau dọn bàn thờ. Nếu gia chủ cẩn thận hơn, có thể dùng rượu trắng cho thêm một chút gừng củ giã nhuyễn hoặc nước đun từ 5 loại thảo dược (quế khô, hồi khô là 2 vị cố định 3 vị còn lại tùy vùng miền sẽ là 3 trong các vị: gỗ vang, đinh hương, bạch đàn, mùi thơm, hương nhu, xả, lá nếp…) để làm sạch đồ thờ cúng.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên hay tắm tượng (tượng Phật, tượng các vị thần tài…) thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy Ɩà bất kính, mạo phạm với thần Phật.
Khi lau dọn tránh việc xê dịch các bức tượng, ngai thờ gia tiên, bài vị gia tiên … đặc biệt là bát hương. Bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợi dây vô hình liên kết cõi dương trần với cõi âm.
Vì thế, nếu di chuyển bát hương thì có thể làm ảnh hưởng xấu tới sự liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo, tai ương cho gia chủ.
Trường hợp có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu gọi là làm thủ tục an vị ban thờ, an vị bát hương.
Khi lau dọn không gian thờ cúng đại kỵ để ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào bàn thờ, và các bát hương. Ta có thể bật đèn điện để lấy sáng chứ không mở toang cửa phòng thờ hay mở toang cửa sổ làm tổn hại năng lượng.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/chuyen-gia-phong-thuy-chi-cach-bao-sai-ban-tho-dung-nhat-dip-cuoi-nam.html” alt_src=”” name=”Khoevadep”]