Một số loài cây trong quan niệm của phong thủy còn mang ý nghĩa tốt lành, phú quý, tăng phúc khí, giúp gia đình thịnh vượng, và có ích cho tuổi thọ của gia chủ.
Nhiều người lựa chọn trồng cây trong nhà để giúp không gian cân bằng, có thêm sự tươi mới. Thực tế “thú vui” này còn mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Ví dụ, trồng hoa có thể thanh lọc không khí, làm đẹp căn phòng và cải thiện sức khỏe cho gia đình…
Điều cốt yếu là một số loài cây trong quan niệm của phong thủy còn mang ý nghĩa tốt lành, phú quý, tăng phúc khí, giúp gia đình thịnh vượng, và có ích cho tuổi thọ của gia chủ.
Cây kim tiền
Cây kim tiền là loại cây lá mọc trong chậu, lá mọc xen kẽ, dày và gọn. Vì lá nhỏ như đồng tiền nên được gọi là cây kim tiền, có khả năng lọc sạch không khí, hút được metanol, cacbon monoxit và khí cacbonic cùng với phần lớn các loại khí độc hại khác.
Loại cây này mang ý nghĩa trường sinh, và vì lá mọc dày đặc nên nó còn được gọi là cây con cháu. Kim tiền tượng trưng cho sự sinh sôi, thu hút của cải cũng như vượng khí.
Cây kim tiền không cần quá nhiều ánh nắng, có thể trồng tại nhà trong bóng râm hoặc để nơi thoáng gió. Vào mùa hè nhiệt độ cao, độ che bóng cần đạt 60%. Lá cây kim tiền có khả năng trữ nước cao, chịu hạn tương đối tốt nên chúng ta không cần tưới quá nhiều, khoảng 7 ngày nên tưới 1 lần. Cách tưới tốt nhất là phun nước lên cây.
Cây lan quân tử
Lan quân tử là loại hoa có lá mọc đối nhau, lá mảnh, hoa có màu sắc lộng lẫy. Toàn bộ cây từ lá đến hoa đều có giá trị thẩm mỹ và được nhiều người yêu hoa ưa chuộng. Trong phong thủy, lan quân tử được ví như một loài lan quý nhân, dịu dàng như ngọc. Loài cây này mang ý nghĩa của sự dũng mãnh, kiên cường, cường tráng, phúc khí tràn trề trong gia đình.
Lan quân tử không ưa ánh sáng quá gắt, cần để nơi có nắng chiếu vừa phải, thoáng gió để cây sinh trưởng tốt nhất. Trong những ngày nắng nóng, chúng ta cần che nắng 50%, nếu có thể trồng lan quân tử trong giàn che hoặc nơi râm mát vào mùa hè, cây sẽ phát triển tốt. Cây thường vươn về phía ánh sáng nên cần được trồng trong chậu và thường xuyên thay đổi vị trí để làm cho lá đối xứng.
Cây có rễ dày và khả năng trữ nước tốt nên chúng ta không cần tưới quá nhiều nước cho cây. Trung bình cứ 10 ngày tưới 1 lần để không đọng nước trong chậu, chỉ cần đổ nước đủ làm ẩm bề mặt là đủ.
Cây trúc phú quý
Trúc phú quý là loại cây sinh trưởng và phát triển rất tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nên ở khu vực Đông Nam Á, giống cây này khá phổ biến và quen thuộc. Hình thức của giống trúc này khá bắt mắt và lạ lẫm, không giống với bất kỳ một loài trúc nào khác.
Cây có thể phát triển cao khoảng 40 – 50 cm, nhưng thường được cắt gọn để đan xếp thành những hình dáng đẹp mắt. Từ xưa đến nay, giống cây này được trồng với ý nghĩa mang lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia chủ. Nhiều người quan niệm, khi đặt một chậu trúc trên bàn làm việc thì sự nghiệp suôn sẻ, có nhiều may mắn, cơ hội và thăng tiến như diều gặp gió.
Trúc phú quý có sức sống mãnh liệt, không đòi hỏi môi trường sống quá lý tưởng, có thể trồng trong đất hoặc trồng thủy sinh đều được. Loài trúc này ưa sống ở môi trường râm mát, ít nắng và không chịu được thời tiết quá gay gắt hay ánh sáng quá mạnh mẽ. Nếu không chú ý mà đặt cây ở ngoài nắng quá lâu sẽ khiến lá bị vàng, cây kém xanh và chậm phát triển.
Vì cây không thể chịu được tình trạng quá ẩm ướt, vậy cần chọn loai đất có khả năng thoát nước tốt như đất bán bùn hoặc đất sét phù sa. Duy trì độ ẩm ổn định cho cây, thường xuyên phun sương lên bề mặt lá cũng như tăng độ ẩm cho không khí. Vào mùa mưa, cần chú ý đặt cây ở những nơi không bị ướt mưa để tránh hiện tượng ứ đọng nước.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-3-loai-cay-truong-tho-ban-khong-nen-bo-qua-ruoc-vao-nha-se-gap-nhieu-may-man-d286847.html” alt_src=”” name=””]