Không vội đưa con đến bệnh viện mà bà mẹ đã cho con uống thêm một thứ khác.
Trường hợp một bé trai ở Trung Quốc tử vong năm 2017 do cách xử lý sai của bà mẹ khiến nhiều người vô cùng hoang mang, lo sợ. Chính vì thế, việc nằm lòng những kiến thức sơ cứu tai nạn khi nhà có con nhỏ là điều vô cùng quan trong.
Mới đây, mạng xã hội xứ Trung tiếp tục lan truyền câu chuyện tương tự xảy đến với bé trai 2 tuổi ở Hồ Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên bé trai này may mắn hơn, em sống sót nhờ cách sơ cứu chuẩn từng bước của mẹ, được bác sĩ khen ngợi hết lời.
Theo CCTV đưa tin, bé trai 2 tuổi vô tình cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân của gia đình khi đang được đo nhiệt độ và nuốt phải một chút thủy ngân. Rất may mẹ bé đã phát hiện kịp thời nên vội lấy 1 cốc nước lọc đổ vào miệng con, yêu cầu bé súc nhẹ nhàng và nhổ ra ngoài.
Bà mẹ và con trai thực hiện vài lần như thế sau đó nhanh chóng tới bệnh viện. Các bác sĩ đã chụp phim cho em bé thì phát hiện trong dạ dày vẫn còn thủy ngân. Tuy nhiên ông cũng cho biết tình trạng của bé không còn nguy hiểm nhờ những cách sơ cứu đầy thông minh của mẹ. Thủy ngân trong dạ dày sẽ nhanh chóng được đào thải ra ngoài một cách tự nhiên trong vòng 24h tới bằng cách mẹ tích cực cho bé uống sữa để thúc đẩy quá trình đào thải thủy ngân ra ngoài cơ thể.
Được biết, sau 36h, toàn bộ thủy ngân trong dạ dày của đứa trẻ cũng đã được đào thải ra ngoài, em bé được cứu sống và xuất viện. Nhiều người cho rằng việc trẻ nuốt phải thủy ngân là bình thường nhưng bác sĩ khẳng định, thủy ngân có thể gây tử vong cho trẻ nếu vô tình xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết lở loét ở miệng rồi ngấm vào máu.
Chính vì thế, các bước sơ cứu của bà mẹ được bác sĩ khen ngượi cũng có lý do: Việc súc miệng nhẹ nhàng vừa tránh được việc thủy tinh làm xước khoang miệng của trẻ vừa giúp ngăn ngừa thủy ngân xâm nhập vào máu thông qua đường vết thương. Bên cạnh đó, việc cho con nhập viện ngay lập tức để kiểm tra sẽ giúp phát hiện tình trạng có hay không việc trẻ hấp thụ thủy ngân vào cơ thể.
Để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ, cha mẹ nên cất nhiệt kế thủy ngân thật kĩ. Khi đo nhiệt độ cho trẻ cần phải có người lớn giám sát. Bên cạnh đó, việc đo nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế thủy ngân có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm, mẹ có thể đổi sang đo bằng hình thức khác như nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại…
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/con-2-tuoi-can-vo-nhiet-ke-thuy-ngan-me-do-voi-nuoc-nay-vao-mieng-cuu-song-be-d306365.html” alt_src=”” name=””]