Để con gái 5 tuổi ngủ một mình, người mẹ không khỏi hoảng hốt khi kiểm tra camera.
Để con có thể tự lập hơn, nhiều bậc cha mẹ đã hình thành thói quen ngủ một mình cho trẻ khi con 4,5 tuổi. Thực tế, trẻ ở độ tuổi từ 1-3 thường rất tình cảm, con luôn muốn nhìn thấy bố mẹ trong tầm mắt, muốn chơi đùa cùng, nghe bố mẹ nói chuyện… nhiều em bé sẽ khóc toáng lên nếu bố mẹ rời đi, đó là khi trẻ cảm thấy không an toàn trong tiềm thức.
Nhưng khi trẻ 4-5 tuổi, đây lại là giai đoạn quan trọng để bố mẹ dạy con thói quen tự lập, để con tự ngủ không cần bố mẹ dỗ dành, tránh trường hợp con lớn lên vẫn bám mẹ sẽ khó khăn trong việc đi học và ảnh hưởng đến công việc của cha mẹ. Do đó, thói quen ngủ riêng hình thành trong giai đoạn này là rất cần thiết cho trẻ. Nhưng con ngủ một mình liệu có đảm bảo yếu tố an toàn?
Con gái chị Xiaoyu từ khi ngủ riêng rất tự giác và độc lập. (Ảnh minh họa)
Như câu chuyện của chị Xiaoyu (Wuhan, Trung Quốc) có cô con gái lên 5 tuổi, trước đó một năm, chị đã rèn cho coi thói quen ngủ một mình. Phòng riêng của con gái được vợ chồng chị Xiaoyu bố trí bên cạnh phòng mình, bày trí khá đơn giản với một chiếc giường đơn và tủ đồ, cùng góc học tập và vui chơi của con.
Từ ngày cho con gái ra ngủ riêng, chị Xiaoyu thấy con có thể tự giác đi ngủ, dọn dẹp phòng của mình khi thức dậy… đây là những dấu hiệu rất tốt cho thấy bé đang ngày càng trở nên độc lập hơn, không phụ thuộc vào người lớn. Con gái ngủ một mình cũng thỏa thích lăn lộn trên chiếc giường rộng rãi của mình.
Trong nhà chị Xiaoyu ngoài vợ chồng và con gái, còn có bà nội của bé ở cùng. Bà nội rất yêu thương Xiaoyu và cô bé cũng rất kính trọng, lễ phép với bà. Một thời gian sau khi bà nội tới ở cùng với gia đình chị Xiaoyu, con gái 5 tuổi sáng thức dậy thường than với mẹ rằng giường rất chật, thi thoảng buổi tối còn có cảm giác bị ai đó bóp cổ đến nghẹt thở. Nghĩ con ban ngày coi phim, dẫn đến buổi tối sợ nên chị Xiaoyu chỉ an ủi con vài câu, nghĩ rằng qua thời gian con sẽ quên chuyện này đi.
Vợ chồng chị Xiaoyu quyết định lắp camera giám sát trong phòng con gái. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, những ngày tiếp theo con gái cũng thức dậy với trạng thái uể oải, luôn than thở bị bóp cổ, có hôm còn khóc vào buổi sáng thì vợ chồng chị Xiaoyu bắt đầu lo lắng. Chị quyết định lắp đặt một chiếc camera trong phòng của con gái để tìm hiểu chuyện gì xảy ra? Sau vài hôm, chị Xiaoyu kiểm tra những đoạn phim được ghi lại từ camera giám sát và không khỏi hết hồn.
Đoạn phim ghi lại vào lúc 3,4 giờ sáng cho thấy bà nội lặng lẽ mở cửa phòng con gái chị Xiaoyu và nằm cạnh cô bé, có hành động giống như ru trẻ con ngủ, không chỉ vậy còn ôm rất chặt cháu và chiếc giường thì khá nhỏ khiến con gái chị Xiaoyu luôn than cảm thấy chật chội khi ngủ. Đến khoảng 5 giờ, bà nội sẽ rời đi khi thấy cháu ngủ rất say. Thực tế, con gái chị Xiaoyu đã ngủ say trước đó và việc bà nội di chuyển vào phòng không hề làm cô bé tỉnh giấc, hành động ru ngủ của bà nội cũng không có tác dụng.
Vậy tại sao bà nội lại làm như vậy, chị Xiaoyu và chồng đã quyết định hỏi trực tiếp bà nội. Kết quả, bà nội không hề nhớ những gì đã xảy ra và bật khóc khi nhìn vào những đoạn phim được camera giám sát ghi lại. Bác sĩ kết luận bà mắc chứng Alzheimer – chứng bệnh suy giảm trí nhớ và đãng trí ở người già. Theo bác sĩ giải thích, khi con gái còn nhỏ rất bám bà nội nhưng khi lớn hơn, cô bé cần có không gian riêng khiến xa cách với bà hơn, trong tiềm thức bà nội rất thương cháu gái nên đã phải đợi vào đêm để có thể qua giường ôm cô bé ngủ. Điều này khiến vợ chồng chị Xiaoyu rất cảm động và tự trách xưa nay đã không để ý đến bà nội nhiều hơn.
Xây dựng cho trẻ mối quan hệ tốt với ông bà sẽ khiến những người già thấy hạnh phúc hơn. (Ảnh minh họa)
Thực tế, ông bà nào cũng yêu quý cháu của mình nhưng trẻ con khá hiếu động và ham vui dường như chỉ mải mê với những trò chơi nên chẳng buồn để ý tới ông bà. Trước tình hình ấy, cha mẹ phải là những người nhẹ nhàng hướng dẫn và bồi đắp tình cảm của con với ông bà, tạo điều kiện để trẻ đến thăm ông bà nhiều hơn, cùng bố mẹ chăm sóc ông bà. Xây dựng cho trẻ mối quan hệ tốt với ông bà sẽ khiến những người già thấy hạnh phúc hơn. Ngoài ra còn giúp chính bản thân trẻ được trải qua một tuổi thơ ấm áp, chan chứa tình yêu thương từ gia đình.
Tuy nhiên, sự việc như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh có con cái ngủ phòng riêng, luôn phải đặt yếu tố an toàn cho con lên trên hết. Dạy con cách tự bảo vệ mình khi ngủ một mình cũng là điều cha mẹ nên làm.
Mẹo để giữ an toàn cho con khi trẻ ngủ một mình
Tạo không gian ngủ an toàn: Nếu bé còn quá nhỏ và mẹ vẫn còn lo lắng tới sự an toàn có con thì có thể đặt cũi hoặc giường nhỏ của con ngay trong phòng ngủ bố mẹ. Có một lưu ý quan trọng là nên ngăn giường của bố mẹ và bé bằng một tấm chắn lớn để trẻ không nhìn thấy bố mẹ, giúp trẻ tự ý thức hơn trong việc phải tự mình đi vào giấc ngủ. Còn nếu mẹ để bé ngủ trong phòng riêng, nên đặt phòng của bé ngay cạnh phòng bố mẹ và có lắp camera để tiện theo dõi giấc ngủ của con.
Đối với trẻ sơ sinh, tránh để các đồ vật có thể làm con ngạt thở: Cha mẹ nên tạo một không gian và các vật dụng thực sự an toàn cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi khi trẻ ngủ riêng, việc các đồ vật khiến con ngạt thở có thể xảy ra vì trẻ còn quá nhỏ và chưa thể tự “giải cứu” bản thân khỏi những trường hợp như vậy. Khi trẻ ngủ riêng nên sử dụng các loại chăn mềm mại tránh trẻ bị nghẹt thở khi ngủ, tránh sử dụng gối, gấu ôm… nên để tấm che chắn quanh giường cho trẻ để đảm bảo an toàn nhất là với trẻ dưới 3 tuổi.
Đối với trẻ sơ sinh, tránh để các đồ vật có thể làm con ngạt thở trong nôi/cũi… (Ảnh minh họa)
Dạy con cách khóa trái cửa phòng: Dạy con kỹ năng sống từ những điều vụn vặt như phải biết khóa cửa phòng khi đi ngủ, khi ở nhà một mình… là rất cần thiết nhưng đôi khi cha mẹ không ngờ tới. Việc con cần khóa cửa phòng trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho mình, tránh việc bị người lạ xâm nhập còn là một cách để dạy trẻ về không gian riêng tư và cách cha mẹ tôn trọng con cái. Tuy nhiên, cha mẹ luôn cần chuẩn bị chìa khóa dự phòng trong trường hợp cần thiết.
Lắp camera giám sát trong phòng ngủ: Việc lắp camera quan sát trẻ em vẫn làm dấy lên các quan điểm trái chiều về quyền riêng tư của trẻ. Tuy nhiên khi con còn nhỏ, cha mẹ đã rèn luyện thói quen ngủ riêng cho trẻ thì việc lắp camera là vô cùng cần thiết. Ngoài việc để kịp thời theo dõi những hành động khi trẻ ngủ say, lắp camera cũng là cách giúp cha mẹ thuận tiện để ý con vào ban đêm mà không làm phiền giấc ngủ của trẻ. Cho trẻ ngủ riêng từ sớm mang lại nhiều lợi ích nhưng trẻ luôn phải ngủ trong tầm kiểm soát của bố mẹ.
Một trong những điều cần cân nhắc trước tiên khi chọn camera quan sát trẻ em là khả năng hoạt động của camera phải thật êm ái, yên tĩnh, giúp trẻ có thể học tập, sinh hoạt thoải mái, trẻ sơ sinh có thể ngủ ngon, tránh các phiền toái không đáng có.
Giấc ngủ đối với trẻ rất quan trọng cho quá trình phát triển não bộ của con. (Ảnh minh họa)
Dạy con không sợ hãi: Những em bé khi ngủ riêng một mình dường như luôn sợ bóng tối, những con quái vật và đủ thứ kì quái mà chúng tưởng tượng ra đang sống dưới gầm giường. Trẻ em thì vẫn luôn sợ đủ thứ và điều đó hoàn toàn tự nhiên nhưng việc sợ hãi có thể làm trẻ ngủ không ngon, dễ bị giật mình… Điều quan trọng là cách bố mẹ chọn để đối phó với những điều làm con mình hoảng sợ. Hãy “huy động một vài bảo vệ” là các chú gấu bông để “bảo vệ” trẻ, những chú gấu đêm nào chú cũng làm nhiệm vụ canh gác ở đầu giường sẽ khiến con có cảm giác an toàn, giấc ngủ cũng vì thế mà chất lượng hơn.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/con-gai-5-tuoi-ngu-mot-minh-noi-bi-bop-co-cha-me-soc-khi-kiem-tra-camera-d283688.html” alt_src=”” name=””]