Là người có tính cách điềm đạm, ít nói, ít cười nay Bảo Nam nô đùa “thả ga” với em gái.
Người ta vẫn thường nói bố mẹ chính là tấm gương lớn nhất để con gái học hỏi và noi theo. Bởi vậy nếu muốn con cái sống lương thiện, thân thiết và yêu thương nhau, chính các bậc cha mẹ phải là người sống có trách nhiệm, dĩ hòa vi quý, nhất là sau các cuộc ly hôn.
Có lẽ Hoa hậu Châu Á tại Mỹ 2006 Jennifer Phạm và ca sĩ Quang Dũng đã làm được điều đó. Sau ly hôn, cặp bố mẹ vẫn thoải mái nhắc về nhau, cùng xuất hiện trong một sự kiện và chụp ảnh chung với nhau. Cũng nhờ những điều đó mà đã nuôi dạy nên những cậu bé, cô bé trưởng thành khiến nhiều người phải khen ngợi.
Mới đây, bà mẹ 4 con Jennifer Phạm tiếp xục xả những loạt ảnh kỉ niệm trong chuỗi chuyến du lịch hè mừng con trai Bảo Nam quay trở lại Việt Nam. Trong đó những hình ảnh Bảo Nam vui đùa thân thiết bên cô em gái cùng mẹ khác cha Na khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng.
Nhiều người tinh ý nhận thấy trong nhiều bức ảnh trước đó khi chụp cùng cả gia đình, Bảo Nam ở tuổi dậy thì khá ít cười, nghiêm túc. Tuy nhiên ở những bức ảnh này, khi nô đùa cùng em gái dưới bể bơi, anh trai vô cùng thích thú, cười tươi, thậm chí không ngừng quậy phá, trêu đùa cô em gái. Và khoảnh khắc hạnh phúc, ấm áp này đã được chính mẹ Jennifer bắt gặp và chụp lại. Hẳn đã không có gì đẹp và hạnh phúc hơn đối với Jennifer trong giây phút ấy. Bảo Nam đã khiến cô rất tự hào.
Được biết Bảo Nam là con riêng của Hoa hậu Châu Á tại Mỹ 2006 Jennifer Phạm và ca sĩ Quang Dũng. Sau khi ly hôn, Jennifer Phạm kết hôn cùng doanh nhân Đức Hải và hạ sinh thêm 3 nhóc tỳ là Na (8 tuổi), Nu (6 tuổi) và Nấm (2 tuổi). Mặc dù bà mẹ mong muốn Bảo Nam sinh sống tại Việt Nam cùng cả gia đình nhưng cậu nhóc thổ lộ muốn được sống ở Mỹ cùng bà ngoại và người thân.
Tháng 7 vừa qua, Bảo Nam đã trở về Việt Nam nhân dịp sinh nhật 37 tuổi của mẹ và để nghỉ hè, gắn kết tình cảm cùng các em. Trong dịp ý nghĩa này, Jennifer Phạm và Đức Hải đã sắp xếp nhiều chuyến du lịch để dành tặng các con, cho các con có cơ hội tiếp xúc nhau nhiều hơn sau thời gian dài vì dịch bệnh không có cơ hội được gần nhau.
Chia sẻ về con trai lần về Việt Nam này, bà mẹ 4 con cảm thấy vô cùng xúc động vì Bảo Nam đã hát chúc mừng sinh nhật mẹ trên 1 bãi biển. Điều đó thể hiện cậu đã thực lớn, trưởng thành và dành nhiều tình cảm cho mẹ. Ngoài ra, Jennifer cũng cho biết, Bảo Nam ở tuổi dậy thì vẫn ít nói và điềm đạm. Tuy nhiên cậu đặc biệt ra dáng anh cả, biết cách chăm sóc các em trong chuyến đi xa cùng bố mẹ. “Bảo Nam vẫn ít nói, điềm đạm nhưng ra dáng anh hai, biết chăm sóc ba em khi đi chơi xa”, hoa hậu cho biết.
Trong những lần gặp gỡ của Bảo Nam và các em khi còn nhỏ, cậu nhóc cũng luôn rất quan tâm đến các em và với Na Nu Nấm, anh hai chính là thần tượng. Chia sẻ về việc kết nối tình cảm giữa các con, đặc biệt là giữa Bảo Nam và 3 em, Hoa hậu Châu Á tại Mỹ cho hay, cô luôn nói chuyện, tâm sự với con lớn mỗi khi có con bé. “Trước khi gia đình có thêm thành viên mới, tôi cũng phải làm tư tưởng cho các bé. Bảo Nam là anh cả nên hiểu được phải biết chia sẻ tình yêu của ba mẹ dành cho em. Nu cũng là con trai nên không quá bám mẹ. Khó khăn nhất là bé Na. Dù là cô gái có cá tính mạnh, Na luôn cần có mẹ kề bên. Vì vậy, khi gia đình có thành viên mới nhất là Nấm, con mất thời gian khá dài để làm quen với điều đó”.
ặc biệt, khi con chung đầu tiên của Jennifer và Đức Hải chào đời, bà mẹ còn khéo léo để Bảo Nam vào phòng sinh cắt rốn cho em. “Khi tôi sinh bé Na, đích thân anh Hải và Bảo Nam vào phòng sinh cắt rốn cho em bé. Tôi nghĩ đó là khoảnh khắc thiêng liêng mà Bảo Nam không bao giờ quên.”
Có lẽ nhờ cách nuôi dạy con khéo léo, tình cảm của Jennifer Phạm mà các con của cô dù không chung bố hay sống cách xa nhau thì vẫn mãi gắn kết, là những người thân không thể thiếu trong cuộc đời của nhau.
Phương thức trò chuyện với con lớn khi chuẩn bị có con nhỏ của Jennifer Phạm đã giúp trẻ hiểu hơn về sự có mặt của em cũng như gắn kết tình cảm với em sâu sắc hơn. Các bậc phụ huynh đang trong hoàn cảnh này cũng có thể tham khảo. Với bé dưới 18 tháng tuổi Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về “sự tồn tại” của “2”, thay vì chỉ là “1”. Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể “đạp vào bụng bạn”. Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với “em bé”. Bé vẫn chưa hiểu “em bé” là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này: – Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé thứ 2 vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó. – Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện Với bé lớn hơn 18 tháng Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là “em của bé”. Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm “anh/chị và em”. Vào ngày bé thứ 2 ra đời Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào. Khi cả hai bé cùng chơi với nhau Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em. Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng – 48 tháng tuổi. Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé. Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi. |
[yeni-source src=”https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/con-trai-quang-dung-jennifer-pham-vui-dua-het-co-cuc-than-thiet-voi-em-gai-cung-me-khac-cha-a571480.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con/con-trai-quang-dung-jennifer-pham-vui-dua-het-co-cuc-than-thiet-voi-em-gai-cung-me-khac-cha-c13a525602.html” name=””]