Trẻ bị cúm A lây qua đường gì? Virus cúm A có tốc độ lây lan nhanh hơn bình thường và có khả năng tạo thành dịch bệnh khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Cúm A là virus gây ra dịch cúm hàng năm tại Mỹ và nó có thể lây nhiễm cho cả người, động vật. Ngoài ra, cúm A còn là loại duy nhất có thể gây ra đại dịch, trở thành dịch bệnh lây lan trên toàn cầu. Trẻ em và người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc virus cúm A nhất.
Trẻ em và người lớn tuổi là đối tượng dễ bị cúm A nhất. (Ảnh minh họa)
Trẻ em bị cúm A lây qua đường gì?
Virus cúm A được tìm thấy trong mũi và cổ họng. Trẻ em có thể bị cúm từ anh chị em, cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, bạn cùng chơi hoặc người chăm sóc.
Virus thường lây lan theo một trong 3 cách:
– Tiếp xúc trực tiếp: Chẳng hạn như nói chuyện,chạm hoặc nắm tay với người bị nhiễm bệnh. Nếu một người bị virus, người đó sẽ có vi trùng trong mũi, miệng, mắt hoặc trên da của bạn. Bằng cách chạm vào người khác, người đó có thể truyền virus đến cho trẻ.
– Tiếp xúc gián tiếp: Có nghĩa là trẻ chạm vào một thứ gì đó như đồ chơi, tay nắm cửa hoặc khăn giấy đã qua sử dụng đã được người bệnh chạm vào và vật đó sẽ có virus trên đó. Không chỉ virus cúm A mà các loại virus gây cảm lạnh và tiêu chảy, có thể ở trên bề mặt trong nhiều giờ.
– Lây qua không khí: Khi một trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Các giọt từ ho hoặc hắt hơi có thể lọt vào mũi hoặc miệng của trẻ khác.
Bệnh cúm rất dễ lây lan, đặc biệt là khi trẻ em ở gần nhau như chúng ở trong lớp học của trường. Nó có thể lây lan khi trẻ hít phải những giọt nhỏ do người bệnh ho ra hoặc hắt hơi, hoặc khi họ tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy hoặc nước bọt của người bị cúm .
Trẻ em có thể lây bệnh cúm một ngày trước khi các triệu chứng của chúng bắt đầu và 5-7 ngày sau khi chúng bị bệnh. Nó có thể dễ dàng di chuyển từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác khi chúng chia sẻ những thứ như bút chì, đồ chơi, máy tính,thìa và nĩa…. Tiếp xúc giữa tay và tay cũng là một cách dễ khiến virus cúm A bị lây lan.
Cúm A hoàn toàn có thể lây qua không khí khi trẻ tiếp xúc cùng nhau. (Ảnh minh họa)
Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi trẻ em có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện.
Triệu chứng của bệnh cúm A ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh cúm thường khởi phát đột ngột, thường sẽ xuất hiện sau khoảng 1-2 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Khi mắc cúm A thường xuất hiện các triệu chứng như:
– Sốt cao trên 38 độ C, kéo dài khoảng từ 1-2 ngày, đối với trường trẻ bị nặng có thể sốt trên 40 độ C.
– Trẻ bị ớn lạnh, hắt hơi, sổ mũi, ho, nghẹt mũi, đau họng.
– Trẻ có thể bị đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ khớp.
– Trẻ đau bụng, buồn nôn, chán ăn, khó chịu, tiêu chảy, nặng hơn sẽ có triệu chứng viêm phổi, khó thở.
Cách chăm sóc trẻ khi bị mắc cúm A
Trẻ em bị cúm A thường chỉ cần được chăm sóc đúng cách, uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ thì những triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần dần và khỏi hẳn sau khoảng 3-5 ngày. Khi trẻ bị mắc cúm A, phụ huynh cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người xung quanh, không nên cho trẻ đi lại, tụ tập nơi đông người.
– Nên để trẻ nằm nghỉ tại những nơi thoáng mát, yên tĩnh, tránh gió, không nên nằm tại những nơi có điều hòa vì có thể sẽ khiến cho các triệu chứng khó thở, ho, khàn giọng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi bị cúm A trẻ cần được chăm sóc đúng cách. (Ảnh minh họa)
– Cần cho trẻ uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát.
– Cần cung cấp và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thức ăn dễ tiêu như cháo, soup… Sử dụng bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C để tăng đề kháng như nước cam, nước chanh…
– Hỏi ý kiến bác sĩ khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi xuất hiện triệu chứng sốt, tránh lạm dụng thuốc.
– Dùng nước muối sinh lý súc họng và vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ.
– Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài thì nên cho trẻ đeo khẩu trang y tế và che mũi miệng khi bị ho, hắt hơi.
Bệnh cúm A ở trẻ em thường tự phục hồi sau khoảng 7 ngày và rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh nên khiến nhiều phụ huynh chủ quan tự điều trị cho trẻ. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này có khả năng lây lan trong cộng đồng. Vì thế, khi trẻ có các triệu chứng cúm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tiến hành xét nghiệm.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/tre-em-bi-cum-a-lay-qua-duong-gi-c59a7673.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con/tre-em-bi-cum-a-lay-qua-duong-gi-c13a524930.html” name=””]