Cúm A ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi? Là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm gió mùa của Việt Nam nên trẻ thường rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như sốt cúm A.
Sốt ở trẻ bị cúm A thường có nhiệt độ khá cao, khoảng 38,5 đến 39 độ C trong vài ngày đầu bị bệnh. Tình trạng sốt thường khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau nhức khắp người, ăn không ngon.
Trẻ thường dễ bị sốt do cúm A. (Ảnh minh họa)
Cúm A ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi?
Trên thực tế, rất khó có thể trả lời câu hỏi này chính xác bởi thời gian hạ sốt còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch và sức đề kháng của mỗi trẻ.
Với những trẻ bị sốt cúm A nếu như được chăm sóc tốt, thời gian hạ sốt và phục hồi sẽ nhanh hơn. Ngược lại, nếu như để các triệu chứng trở nặng hơn, thời gian phục hồi có thể lâu hơn.
Hầu hết, trẻ em bị mắc cúm A có thể phục hồi trong khoảng 1 tuần, trong đó, các triệu chứng nhẹ có thể kéo dài lên tới 1 tháng. Mỗi bé sẽ có phản ứng khác nhau đối với virus cúm A. Nhìn chung, ba mẹ có thể xem xét đến một số kỳ vọng dưới đây:
– Sốt cúm A có thể kéo dài trong 5-7 ngày.
– Tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi có thể kéo dài 1 đến 2 tuần.
– Bé có thể bị ho trong 2 đến 3 tuần.
– Bé cảm thấy mệt mỏi cho đến khoảng tuần thứ tư.
Sốt do cúm A ở trẻ thường kéo dài khoảng 5-7 ngày. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nếu như trẻ không hạ sốt thì cần phải đưa trẻ đến viện ngay, không nên để sốt cao lên tới 40-41 độ C mới đưa đến bệnh viện.
Phân biệt sốt do cúm A với sốt do những nguyên nhân khác
Ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi, sốt do cúm A là tương đối phổ biến. Khi cúm A mới chỉ ở thể nhẹ, con có thể sốt khoảng 38,5 độ trở lên và có cảm giác đau nhức đầu kèm với mỏi cơ, lười vận động. Ngoài ra, con cũng có thể sẽ nôn, trớ nhiều lần trên ngày.
Tuy vậy, khi trẻ chuyển biến nặng (tức là sốt từ 39 độ C trở lên), trẻ có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh cùng các triệu chứng như con thở nhanh, ngủ li bì. Một số trường hợp sốt do cúm A nặng hơn, trẻ có thể bị co giật đi kèm sốt cao.
Nếu trẻ chỉ bị cảm lạnh thông thường, trẻ sẽ bị sốt cao và kéo dài hơn hẳn. Ngoài ra, những cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng hơn, thậm chí còn bị đau nhức cơ. Sau khoảng nửa ngày bị sốt cao không hạ, trẻ có thể xuất hiện cảm giác chóng mặt, hoa mắt, khó khăn khi đi lại.
Trẻ bị sốt cúm A rất mệt mỏi, uể oải. (Ảnh minh họa)
Trẻ bị sốt do cúm A nên làm như thế nào?
– Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ: Trước khi dùng thuốc cho bé, ba mẹ nên tham khảo ý kiến dược sĩ và bác sĩ. Theo đó, ba mẹ có thể dùng các thuốc hạ sốt như paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, không được dùng aspirin do có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm.
– Bổ sung nhiều nước cho trẻ: Khi bị sốt, trẻ thường có nhiệt độ cao hơn bình thường và kích hoạt tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh hơn để giúp hạ nhiệt, dẫn đến tình trạng mất nước. Vì thế, ba mẹ hãy tìm cách bổ sung nước hoặc điện giải để giúp bé lấy lại lượng nước đã mất.
– Tìm cách hạ nhiệt cho trẻ: Mặc quần áo nhẹ, không đắp nhiều chăn, chườm ấm hoặc cho bé tắm bằng nước ấm sẽ giúp hạ nhiệt cho trẻ. NGoài ra, việc dùng quạt cũng sẽ giúp không khí trong phòng được lưu thông.
– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Khi bị sốt, trẻ sẽ rất mệt mỏi, ba mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc từ 8-9 tiếng mỗi đêm. Điều này sẽ giúp góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của bé. Để bé nghỉ ngơi tại nhà còn giúp hạn chế được sự lây nhiễm virus cho những người xung quanh.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/cum-a-o-tre-em-sot-bao-lau-thi-khoi-c59a7592.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con/cum-a-o-tre-em-sot-bao-lau-thi-khoi-c13a524931.html” name=””]