Chuyện làm giả túi hiệu không còn là điều xa lạ trong cộng đồng yêu thời trang nhưng đến cả người sành chơi túi cũng bị lừa thì bạn chắc chắn phải nắm rõ 4 điều vạch trần từ CEO này.
Những ngày gần đây, dân tình được bao phen xôn xao khi hàng loạt kho đồ hiệu bị công an phanh phui. Trong đó có hàng loạt những kho hiệu mang danh các nhà mốt lớn như Hermes, Dior, Chanel,… Mới đây, lại là vụ việc “chấn động” khi một tài khoản mạng đã bóc phốt sự việc chiếc túi 1.5 tỷ đồng bị đánh tráo trắng trợn.
Chủ tài khoản này dù là một người “máu mặt” trong làng chơi túi Hermes xịn cũng bị lừa một vố đau điếng.
Theo đó, chị bạn của cô nàng đã bị một người bạn thân cận đánh tráo 1 trong 2 chiếc Hermes hàng real trị giá 1,5 tỷ đồng bằng hàng fake. Chiếc túi fake liền được mang danh túi xịn khi vẫn có bill chứng thực hẳn hoi. Quá trình hoán đổi tinh vi này diễn ra gọn lẹ đến độ chính chủ là người thường xuyên dùng túi mãi sau mới phát hiện ra.
Cuộc chơi hàng hiệu đắt đỏ nay lại chứa đựng muôn vàn rủi ro và buộc người chơi phải có kiến thức thật vững chắc. Vì không thể đặt hoàn toàn niềm tin vào seller hay thậm chí cả stylist thân cận. Nếu bạn đang có ý định tậu 1 chiếc túi hiệu Hermes Kelly hay bất kể hãng nào thì cũng nên thuộc lòng 4 tips phân biệt hàng hiệu thật giả do ông CH David – CEO của Legit Check nhắn nhủ.
1. Tìm phông chữ bên trong chiếc túi đầu tiên
Tên hãng chính là đặc điểm dễ so sánh thật – giả nhất của bất kì sản phẩm nào, túi Hermes Kelly cũng vậy. Hình dáng tổng quan có thể làm giả như thật nhưng riêng phần mực in, size và font chữ luôn có sự chênh lệch nhất định.
Chưa nhìn đến chất lượng của da túi mà mới chỉ nhìn logo cũng có thể nhận ra được sự khác nhau. Tuy nhiên, nếu đi mua hàng không có hàng thật để so thì chắc chắn bạn phải thuộc lòng hình dáng này.
Dòng chữ “HERMÈS” trên chiếc túi giả được in với nét chữ khá dày. Phần mực loang lổ và các nét chữ không rõ ràng và đồng nhất. Hiệu ứng mắt nhìn khá khó đọc. Mực in túi đểu có màu mực vàng gold còn bản thực là màu trắng.
Chữ “PARIS” trên túi auth được căn lề chính giữa và có độ nhỏ vừa vặn chứ không lớn tướng như túi “pha-ke”. Còn dòng chữ “MADE IN FRANCE” thì rõ ràng sự mập mờ do chất lượng in ấn kém. Bạn nên nhớ dòng chữ thật luôn phẳng phiu và dễ đọc nếu chỉ là nhìn thoáng qua.
2. Dòng chữ trên phần đai tiếp theo
Thương hiệu túi Hermes không chỉ được gài gắm logo và chữ ở bên trong túi mà còn cả trên quai túi. Nếu chiếc quai không có chữ chứng tỏ nó là fake hoặc có chữ nhưng sẽ vấp phải đặc điểm này.
Tương tự như cách kiểm tra chữ ở mặt trong túi, ở quai túi sẽ phải đồng nhất với mặt trong.
Không khó để nhận ra, chữ “S” của dòng chữ “HERMÈS” trên túi giả quá dày so với túi thật. Font chữ của túi giả cũng không có sự đồng đều nhau. Với chữ “PARIS”, chữ S hơi thấp so với những chữ cái còn lại, chữ R thì trông quá dày.
Cuối cùng, bạn nhìn đến dòng chữ “MADE IN FRANCE” thì sẽ nhận ra nhiều chữ cái bị dính liền vào nhau. Công nghệ in ấn quyết định 1 phần chất lượng chữ, đồng thời là chất lượng da túi. Nếu chiếc da xịn sẽ chịu được lực và nhiệt in, do đó nó sẽ không có sự xô lệch, mờ nhòe.
3. Hình dạng tay cầm của túi xách
Quai cầm của túi xách Hermès Kelly cũng là nơi có thể giúp bạn phát hiện ra hàng thật – giả. Tuy nhiên, cảm quan thì phần nhận dạng này khá khó nếu không ghi nhớ.
Bạn cần đặt thẳng và đứng chiếc túi lẫn chiếc quai lên mới có thể nhìn được sự khác nhau tinh vi.
Quai xách của chiếc túi giả sẽ bị rộng và vặn vẹo hơn túi thật. Bạn cũng có thể nhìn sát đường may khâu để nhìn đường chỉ tại quai cầm. Túi thật đường may sẽ rất đẹp và đều. Quai túi này nhận biết được chính xác cũng cần phải dùng đến cảm giác của tay. Nếu nó cong vênh hay chênh lệch chiều cao thì chắc chắn nó có điều đáng nghi.
4. Chiếc móc túi cũng là bằng chứng tố cáo
Chi tiết càng nhỏ càng khó làm giả, bạn nên nhớ điều này. Móc khóa là 1 chi tiết nhỏ nhưng có võ của Hermes Kelly.
Khi nhìn vào chiếc túi giả, bạn có thể thấy đường chỉ trông rất dày và thô, trong khi túi thật thì đường chỉ trông mảnh mai, tinh tế hơn. Bên cạnh đó, phần viền bo của túi giả cũng lem nhem và dày hơn túi hàng real.
Từ những hình ảnh do CEO của ứng dụng phân biệt hàng hiệu thật giả đăng tải có thể rút ra rằng, chúng ta cần nhiều hơn độ “tinh” khi đi mua hàng. Không chỉ dùng mắt nhìn mà còn cần tay sờ, mũi ngửi và cả các giác quan, kinh nghiệm của bản thân để đọc vị thật – giả.
Tuy nhiên, những điều đó còn cần phải kinh qua nhiều năm kinh nghiệm mới được. Do đó, cách tốt nhất vẫn là cố gắng mua hàng tại store hay seller uy tín, bạn sẽ phần nào “bớt đau tim” hơn khi mua sắm đồ hiệu.
[yeni-source src=”https://phunuvietnam.vn/dan-choi-tui-hermes-bi-lua-trang-mat-ceo-chi-ro-cach-phan-biet-hang-that-gia-khong-can-bill-51202129322615400.htm” alt_src=”” name=””]