Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em khá đa dạng và dễ nhận biết. Vào giai đoạn mùa hè-thu là thời điểm mà bệnh chân tay miệng ở trẻ em có dấu hiệu gia tăng. Đây là căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em dưới 5 tuổi do sức đề kháng của các bé vẫn còn yếu.
Chân tay miệng (tên viết tắt trong tiếng Anh là HFMD) là một trong những căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus thuộc họ Enterovirus, phổ biến nhất là loại virus Coxsackie.
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Loại virus này có thể dễ dàng lây từ người này sang người kia thông qua việc tiếp xúc trực tiếp khi chạm tay hoặc chạm vào những vị trí bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc qua phân, nước bọt…trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ được chia làm 2 loại chính bao gồm bệnh nặng và bệnh nhẹ. Những dấu hiệu nhận biết cơ bản của 2 loại bệnh này cũng có sự khác nhau. Khi trẻ có những dấu hiệu này được gọi là bệnh chân tay miệng cấp độ 1 và được nhận biệt như sau:
Đối với trẻ bị bệnh chân tay miệng ở thể nhẹ
– Trẻ bị sốt: Thông thường, với trẻ bị dạng bệnh nhẹ, trẻ chỉ bị sốt nhẹ, nếu sốt cao cũng dễ hạ. Còn khi bị sốt cao nhưng không hạ sốt được thì đó là dấu hiệu của bệnh nặng.
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em. (Ảnh minh họa)
– Xuất hiện các tổn thương da: Một số tổn thương da xuất hiện như mụn nước, rát đỏ tại những vị trí đặc biệt như quanh miệng, họng, lòng bàn chân, lòng bàn tay, đầu gối…
– Ở một số trẻ thường có thể xuất hiện một số hiện tượng như nôn, bỏ ăn, tiêu chảy, tăng tiết nước bọt và quấy khóc nhiều.
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thể nặng
Khi trẻ nhỏ mắc bệnh chân tay miệng ở thể nặng thường được gây ra bởi virus Enterovirus 71 (EV71). Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm và cần được phát hiện sớm với những biểu hiện như sau:
– Trẻ bị sốt cao không hạ: Đó là khi bé bị sốt cao trên 38.5 độ, kéo dài quá 48 giờ nhưng không hạ dù đã được uống thuốc hạ sốt paracetamol. Lúc này, quá trình đáp ứng viêm phát triển khá mạnh trong cơ thể nên gây tình trạng nhiễm độc thần kinh, cần được dùng thuốc ở liều cao để hạ sốt và đặc trị.
– Trẻ thường quấy khóc dai dẳng và kéo dài: Một số trường hợp bé có thể sẽ quấy khóc cả đêm, cứ khoảng 15-20 phút lại tỉnh giấc và quấy khóc. Bố mẹ cần phải chú ý, đây không phải là phản ứng do bé bị sốt mà là do tình trạng trẻ đang bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
– Trẻ thường xuyên giật mình: Đây là dấu hiệu của trẻ bị nhiễm độc thần kinh. Biểu hiện này sẽ xảy ra khi trẻ đang chơi. Phụ huynh cần phải quan sát xem tình trạng này của trẻ có xuất hiện với tần suất tăng theo thời gian không.
Trẻ bị bệnh chân tay miệng do virus EV71 gây ra sẽ rất nguy hiểm, nếu thấy các biểu hiện dù nhẹ hay nặng, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến trực tiếp bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, đưa các phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ bao gồm thể nặng và thể nhẹ. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân phổ biến của bệnh chân tay miệng nói chung là do nhiễm trùng coxsackievirus A16. Coxsackievirus thuộc nhóm virus được gọi là nonovio enterovirus. Nguồn lây nhiễm chính chủ yếu là do tiếp xúc với:
– Nước bọt của người bệnh.
– Dịch tiết mũi hoặc đờm của người bị bệnh.
– Với chất lỏng từ mụn nước bị vợ của người bị bệnh.
Trẻ bị bệnh chân tay miệng cần phải làm gì?
– Thực hiện cách ly trẻ: Do đây là bệnh rất dễ lây lan nên cha mẹ cần phải sớm thực hiện cách ly bé với những người xung quanh. Để bé nghỉ học và ở nhà cho đến khi khỏe hẳn. Ngoài ra, cho trẻ nghỉ ngơi tại môi trường riêng, môi trường sạch sẽ và có chế độ chăm sóc, nghỉ dưỡng phù hợp.
– Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn cay, nóng: Những thực phẩm này sẽ khiến miệng bé bị khó chịu, đau đớn hơn. Một số loại thực phẩm chua có nhiều axit như chanh, cam cũng cần phải hạn chế. Bời vì khi trẻ bị đau sẽ tạo nên tâm lý sợ hãi, bỏ ăn làm cho sức khỏe suy giảm. Mẹ cần phải nấu các loại thức ăn mềm, để nguội, cung cấp cho con thêm vitamin và khoáng chất theo các hướng dẫn của bác sĩ.
Khi trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ nên đặt trẻ nghỉ ngơi. (Ảnh minh họa)
– Không nên ép trẻ ăn: Nếu bé không muốn ăn thì mẹ cũng không nên cưỡng ép bé ăn sẽ làm cho bé sợ hãi. Thay vào đó, mẹ nên cho bé ăn sữa chua hoặc uống sữa để bù lại. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải cho bé ăn thêm trái cây, hoa quả, tăng cường vitamin. Với những bé còn đang bú mẹ thì nên cho bé bú làm nhiều lần trong ngày.
– Không cần phải kiêng nước: Khi bé bị chân tay miệng, phụ huynh cũng có thể tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm. Thật nhẹ nhàng lau rửa co con để không làm cho các bọng nước bị vỡ ra. Việc vệ sinh, tắm gội sạch sẽ cho bé cũng sẽ giúp hạn chế vi khuẩn, giúp bé mau khỏi bệnh. Khi tắm, bé nên tắm trong phòng kín và vệ sinh thật sạch sẽ.
– Không cho trẻ dùng chung đồ chơi: Phụ huynh tuyệt đối không cho bé chơi chung đồ chơi với các bé khác để tránh nguy cơ bị lây lan bệnh. Ngoài ra, khi bé bị chân tay miệng, mẹ cũng không nên cho bé cắn hay ngậm ti giả, các đồ vật cũng cần được phải khử trùng thường xuyên.
– Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ: Do trẻ bị bệnh nên sẽ đau và thường quấy khóc, không chịu ngủ. Vì vậy, cha mẹ cần phải an ủi, dỗ dành và nghỉ ngơi mới nhanh chóng khỏi bệnh. Đồng thời, phụ huynh cũng cần phải theo dõi giấc ngủ của bé xem bé có giật mình, khó chịu hoặc có các biến chứng khác không.
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị bệnh chân tay miệng dứt điểm. Vì thế, những biện pháp như phòng ngừa, chăm sóc học dùng thuốc đều chủ yếu xung quanh vấn đề điều trị và ngăn ngừa biến chứng là chính.
[yeni-source src=”https://phununews.nguoiduatin.vn/dau-hieu-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-la-gi-a566853.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con/dau-hieu-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-la-gi-c13a518983.html” name=””]