Con tàu “Titanic châu Á” đã nhanh chóng “chìm” mà chẳng kịp gây tiếng vang như Titanic bản thật 100 năm trước.
Titanic có lẽ là con tàu huyền thoại nổi tiếng nhất thế giới vì rất nhiều lý do, ngay cả khi nó đã chìm dưới đáy đại dương sâu thẳm: nó là con tàu lớn nhất, hoành tráng nhất hành tinh được xây vào đầu thế kỷ 20, là nơi đã diễn ra tai nạn hàng hải thảm khốc nhất lịch sử trong vài trăm năm và nhờ sự thành công của siêu phẩm điện ảnh Titanic (1997).
Titanic gắn liền với một ký ức kinh hoàng trong lịch sử, thế nhưng vẻ đẹp và xa hoa của nó thì không thể phủ nhận. Vào năm 2013, một dự án tham vọng xây dựng lại tàu Titanic mới đã được thực hiện bởi một công ty tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Con tàu “phiên bản mới” này được đặt tên là Romandisea Titanic và bắt đầu khởi công xây dựng năm 2014. Du thuyền này được đầu tư với tổng kinh phí lên tới 161 triệu USD (khoảng 3.700 tỷ đồng), chẳng kém là bao với số vốn đầu tư của bản gốc.
Tàu dài 269 mét đồ sộ “y sao bản chính”
Điều đặc biệt nữa là nó sẽ không hoạt động như một con tàu thật để chở hành khách lưu thông trên đường biển, mà Romandisea Titanic là tàu mô hình hiện đang cập cảng tại công viên giải trí không giáp biển ở tỉnh Tứ Xuyên.
Thay vì lênh đênh trên biển, con tàu bản sao được được quy hoạch trở thành khu nghỉ dưỡng Romandisea với tổ phức hợp bao gồm chỗ ở khách sạn qua đêm, nhà hàng, trung tâm mua sắm,… Vì ôm ấp tham vọng trở thành bản sao thế kỷ 21 của Titanic, thiết kế hầu hết cả bên trong lẫn ngoài đều mô phỏng theo bản gốc, từ phòng ăn, khoang hạng nhất, khoang hạng hai và hạng ba, phòng tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, phòng tập thể dục và hồ bơi. Nó cũng sẽ có một số khu mới như phòng khiêu vũ, bảo tàng và nhà hát. Con tàu dự kiến có sức chứa 2.400 hành khách và 900 nhân viên.
Bản thiết kế của Romandisea Titanic mô phỏng Titanic đến 90%
Thế nhưng dường như ước mơ dựng lại Titanic cũng đã chìm nghỉm. Việc xây dựng tàu Romandisea Titanic đã bị đình trệ kể từ năm 2018 do nhiều vấn đề từ phía chủ đầu tư. Con tàu rộng lớn đã xong phần dựng thô bị gỉ sét và xuống cấp trầm trọng vì thời gian. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2018, việc xây dựng Romandisea Titanic đã được nối lại. Thế nhưng chưa đầy 1 năm sau, việc xây dựng lại bị tạm dừng. Vào cuối năm 2022, trang web chính thức của dự án đã ngừng hoạt động. Theo truyền thông, con tàu mới chỉ được xây dựng 25% mà thôi.
Dự kiến của nhà đầu tư là biến đây thành khách sạn, nhưng vẫn khiến du khách cũng có thể tận hưởng một buổi tối trên thuyền với động cơ hơi nước hoạt động để mô phỏng trải nghiệm trên biển
Nhưng sau 10 năm, nó lại trở thành một dự án “chết”
Đống hoang tàn bên trong công trình từng ấp ủ trở thành “Titanic của châu Á”
Dù “vung” số tiền khổng lồ cho bản sao, Romandisea Titanic đã sụp đổ nhanh chóng chứ không thể vang danh được như bản gốc
Nguồn: The Sun
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/du-an-gan-4000-ty-cua-trung-quoc-de-xay-lai-tau-titanic-y-nhu-ban-goc-thiet-ke-copy-tung-loi-di-can-phong-nhung-that-bai-tham-hai-20230206164041106.chn” name=””]