Nếu cha mẹ biết nắm bắt tâm lý và có biện pháp ứng phó phù hợp, sẽ có thể giúp trẻ sửa đổi thói hư tật xấu hiệu quả.
Sẽ có một giai đoạn trẻ nổi loạn trong quá trình lớn lên, trong giai đoạn này, nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy trẻ đã trở nên hoàn toàn giống một người khác.
Lời khuyên của các chuyên gia là cha mẹ nên trau dồi những thói quen tốt cho trẻ càng sớm càng tốt, bởi khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, việc giáo dục lúc này sẽ khó mang lại lợi ích, thậm chí trẻ còn thể hiện sự chống đối mạnh mẽ.
Những thói quen xấu nào sẽ được phát sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ?
Cẩu thả, thường xuyên bày bừa
Tính luộm thuộm, thiếu ngăn nắp, thậm chí bừa bãi của trẻ tưởng chừng chỉ là chuyện nhỏ nhưng sẽ hình thành tính cách, thói quen bất lợi khi trẻ lớn.
Không ít một số trẻ thường xuyên vứt đồ dùng học tập, sách vở hay đồ chơi khắp nhà. Nếu thói quen này được duy trì, sẽ khó khăn cho trẻ trong việc hòa nhập với cuộc sống tập thể, hoặc trong những trường hợp sinh hoạt chung.
Đối với trường hợp này, ngay từ nhỏ cha mẹ nên dạy trẻ biết tự phục vụ những sinh hoạt của bản thân, đồ chơi mà trẻ chơi xong phải tự mình xếp lại gọn gàng.
Sẽ có một giai đoạn trẻ nổi loạn trong quá trình lớn lên, tính cách có thể thay đổi, thường xuyên cãi lời hay thích chống đối.
Đến tuổi bắt đầu đi học, phụ huynh cần theo sát để uốn nắn nền nếp cho con. Kiên trì dạy con từ nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ngăn nắp, biết sắp xếp mọi công việc hay học tập của bản thân.
Cách làm này giúp trẻ nhận thức được sự nguy hại của tính cẩu thả và tăng cường tinh thần tự giác để sửa chữa tính cẩu thả của mình, tạo thói quen tốt trong học tập hoặc cuộc sống về sau.
Đối với những trẻ lớn hơn việc rèn sự ngăn nắp cẩn thận lại càng phải kiên trì, cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ lên kế hoạch học tập và làm việc trong mỗi tuần.
Tính khí thất thường, thích chống đối
Một số trẻ nếu không thể đạt được điều mình muốn hoặc gặp điều gì đó không vừa ý, tính khí của trẻ sẽ trở nên cáu kỉnh.
Đôi khi, cảm xúc của chúng thay đổi rất nhanh và hành vi thường không thể dự đoán được khiến cha mẹ không biết cư xử sao cho phù hợp với sự thay đổi chóng vánh ấy.
Điều này càng làm trẻ dễ cáu gắt vì không được hành động đúng ý của mình, lâu dài có thể tác động tiêu cực đến bản thân và những người xung quanh.
Khi trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ không nên dung túng, chiều theo, hãy tiếp cận và tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều chỉnh phù hợp.
Tính luộm thuộm, thiếu ngăn nắp, thậm chí bừa bãi của trẻ tưởng chừng chỉ là chuyện nhỏ nhưng sẽ hình thành tính cách, thói quen bất lợi khi trẻ lớn.
Thường xuyên cãi lời, nói tiếng to với người lớn
Trẻ nhỏ phát triển nhanh qua từng ngày cả thể chất và tâm lý, cùng với sự tăng lên về tuổi thì ý thức độc lập sẽ ngày càng mạnh hơn. Đối với rất nhiều sự việc, trẻ sẽ thích thể hiện bản thân có cái nhìn khác với người lớn.
Do đó, không ít trẻ sẽ bày tỏ chính kiến riêng, thậm chí đôi khi cãi lời. Đối với những đứa trẻ bướng bỉnh và thường xuyên cãi lời, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng cha mẹ không nhất định phải nhường nhịn, cho qua, mà nên có tiêu chuẩn, cách xử lý thật tốt.
Bởi việc cha mẹ quá nhân từ, nhường nhịn khi trẻ cãi lại lâu dần sẽ khiến trẻ càng lúc càng làm ra nhiều chuyện khiến cha mẹ thêm lo lắng.
Những cách để rèn luyện tính nết xấu ở trẻ thành tốt
Nếu cha mẹ biết nắm bắt tâm lý và có biện pháp ứng phó phù hợp, sẽ có thể giúp trẻ sửa đổi thói hư tật xấu hiệu quả. Đồng thời tăng kết nối mạnh mẽ giữa cha mẹ – con cái, cũng như giúp trẻ học thêm kỹ năng giải quyết vấn đề.
Theo các chuyên gia, có 5 khía cạnh sau có thể giúp các bậc cha mẹ trong việc rèn luyện tính cách tốt cho con.
Tìm hiểu nguyên nhân
Trẻ nổi giận, cáu kỉnh không phải vì tính khí thất thường mà vì đôi khi không tìm ra cách đối phó với cảm xúc của mình. Vì thế, cha mẹ nên kiên nhẫn trò chuyện, lắng nghe để tìm hiểu nguyên nhân về hành vi của trẻ, từ đó có phương pháp uốn nắn phù hợp.
Ví dụ, khi cùng đi siêu thị, trẻ bỗng cáu gắt không rõ lý do, người lớn nên dẫn trẻ khỏi đó, tìm hiểu lý do con bực bội.
Dạy trẻ thay đổi từng bước
Cảm xúc của con người là một trong những chỉ số đặc trưng của tính cách, có tác dụng cảm hóa đối với sự hình thành và biến đổi nhân cách.
Sự hình thành của một tính cách tốt cần phải trải qua quá trình từng bước dài hạn, để khắc phục tính cách xấu của trẻ đòi hỏi những nỗ lực lâu dài và không ngừng nghỉ.
Trẻ nổi giận, cáu kỉnh không phải vì tính khí thất thường mà vì đôi khi không tìm ra cách đối phó với cảm xúc của mình, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và giúp con điều chỉnh.
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra, tính cách là một bản chất đặc trưng tương đối ổn định. Nếu trẻ có tính cách vội vàng, thiếu kiên nhẫn nhưng cha mẹ muốn con bình tĩnh ổn định ngay, điều đó rất khó khăn.
Do đó, để giúp trẻ vượt qua nhân cách xấu hay tạo ra nhân cách tốt, cha mẹ nên dạy con thay đổi theo từng bước, khích lệ cảm xúc tích cực, sẽ giúp trẻ dễ dàng tu dưỡng nhân cách hơn.
Để trẻ hiểu được mình được tôn trọng
Dù trẻ còn nhỏ nhưng vẫn là cá thể riêng, có nhu cầu, mong muốn, tính cách riêng. Đôi khi, trẻ cảm thấy áp lực khi phải hành động theo khuôn mẫu nhất định để trở nên hoàn hảo, hành động quá mức để thể hiện sự độc lập của mình.
Vì thế, cha mẹ nên cho con góp ý kiến vào những việc đơn giản của gia đình và luôn thể hiện thái độ tôn trọng ý kiến của con trong mọi vấn đề.
Cho trẻ thấy cha mẹ là tấm gương
Cha mẹ được coi là tấm gương phản chiếu của con trẻ. Vì vậy, nếu muốn con học được điều hay, cha mẹ cần hành động để trẻ hiểu được cha mẹ là tấm gương tốt để bản thân hướng đến.
Đối với trẻ nhỏ, mọi thứ xung quanh đều vô cùng mới mẻ. Tự bản năng thôi thúc trẻ quan sát môi trường xung quanh, xây dựng hệ thống dữ liệu để đáp ứng nhu cầu sinh tồn, phát triển của mỗi cá thể.
Mà môi trường chúng tiếp xúc nhiều nhất, tiếp xúc hàng ngày, chính là môi trường có sự tương tác của bố mẹ, ông bà, những người chăm sóc.
Chính vì thế, dù không nhận thức được những hành động, lời nói hay cách phản ứng với các tác nhân khác ngoài môi trường của cja mẹ là đúng hay sai, nhưng mặc định trong đầu trẻ nhỏ, sẽ là những tương tác đó của cha mẹ. Đây chính là quá trình tiếp thu không chọn lọc của trẻ.
Do đó, cha mẹ cần tự ý thức bản thân về những hành vi dù chỉ là nhỏ nhặt trước mặt con trẻ. Tiếp đến là chú ý trước khi xử lí một tình huống nào đó, cần suy nghĩ thật kĩ về những ảnh hưởng của cách giải quyết đó đến cách nhìn nhận của trẻ trong tương lai.
Hãy sửa đổi những hành vi, lời nói chưa phù hợp, hay kiểm soát bản thân theo những định hướng tốt đẹp để làm tấm gương mẫu mực cho con cái noi theo.
Tính cách xấu một khi đã hình thành thì khó thay đổi, nhưng có một số cách hữu ích để uốn nắn, ví như tập thói quen tốt cho trẻ từ nhỏ.
Dạy trẻ những thói quen tốt
Tính cách xấu một khi đã hình thành thì khó thay đổi, nhưng có một số cách hữu ích để uốn nắn, ví như tập thói quen tốt cho trẻ từ nhỏ.
Để hình thành tính cách tốt, chính bản thân trẻ nên được hướng dẫn thực hiện việc tự tu luyện lâu dài các thói quen tốt với một ý chí mạnh mẽ. Từ đó trẻ có thể học cách tự phân tích, tự kiểm soát, tự động viên, tự giám sát, tự kỷ luật, tự ngăn chặn những thói quen xấu.
Ví dụ, cha mẹ nên dạy con lòng biết ơn từ nhỏ bằng cách dạy trẻ nói cảm ơn, nhờ vả tử tế. Đồng thời, cũng cần hướng trẻ từ mong muốn sở hữu nhiều thứ sang khát khao trải nghiệm và tích lũy cảm xúc tích cực.
[yeni-source src=”https://phunuvietnam.vn/con-khong-nghe-loi-me-dung-ngay-cach-nay-uon-nan-tinh-xau-thanh-tot-51202211521712177.htm” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/con-khong-nghe-loi-me-dung-ngay-cach-nay-uon-nan-tinh-xau-thanh-tot-c429a516944.html” name=””]