Việc đàn ông nuôi con sau khi ly hôn không phải chuyện hiếm, nhưng trong nhiều trường hợp người cha giành con chỉ để trả thù vợ cũ chứ không tận tâm yêu thương, chăm sóc con.
Một bài viết trên mạng xã hội gần đây |
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền những đoạn clip ghi lại hình ảnh giành con sau một phiên tòa ly hôn khiến người xem không khỏi đau lòng. Được biết, sự việc diễn ra tại Thái Bình. Sau khi phiên tòa ly hôn kết thúc, bé trai được giao cho người bố nuôi dưỡng, nhưng em liên tục giãy giụa khi bố và ông bà nội đang tìm cách đưa bé về nhà.
Theo người đăng tải clip chia sẻ, cặp vợ chồng ly hôn có hai con chung, tòa án phán quyết con gái lớn ở với mẹ còn con trai nhỏ 7 tuổi ở với bố. Phản ứng của bé trai khiến hai bên nội ngoại xảy ra tranh chấp, suýt xô xát ngay trước cổng tòa án. Nhìn cách cư xử của người lớn, ai nấy đều thương những đứa trẻ, chắc hẳn chúng sẽ mang những vết thương lòng không dễ
Việc đàn ông nuôi con sau khi ly hôn không phải chuyện hiếm, nhưng trong nhiều trường hợp người cha giành con chỉ để thỏa mãn sự ích kỷ và sĩ diện của bản thân, muốn dằn mặt đối phương chứ không xuất phát từ tình thương yêu con.
Một người bạn của tôi ly hôn chồng khi sự chịu đựng cạn kiệt, dù rất cố gắng để giữ gia đình. Chồng cô ấy làm ra tiền nhưng ăn chơi bồ bịch, ngoại tình hết lần này đến lần khác. Cô từng ba lần đơn phương gửi đơn xin ly hôn ra tòa nhưng chồng gây khó dễ và đòi quyền nuôi con.
Cô biết không thể giao con chồng nuôi vì anh là người cha vô trách nhiệm, con sẽ rất khổ. Bao năm nín nhịn, sống trong sự tủi hờn vì sợ phải chia con khi ly hôn. Cô chỉ cần được nuôi con, chấp nhận không cần chồng trợ cấp.
Clip bé trai tìm cách thoát khỏi vòng tay của bố sau phiên tòa ly hôn |
Nhưng khi ra tòa phân xử, cô không thể chứng minh đủ điều kiện kinh tế để nuôi con so với chồng do công việc bấp bênh. Cô biết rõ, chồng giành con với mình không phải muốn nuôi thật sự mà chỉ muốn trả đũa vợ. Chồng biết vợ rất yêu thương con, nếu không được nuôi con, cô sẽ phải sống trong nỗi nhớ con, dằn vặt.
Cô kiên quyết ly hôn và chấp nhận để chồng cũ nuôi con theo phán quyết của tòa. Thời gian đầu, vì nhớ con, cô liên tục liên lạc với chồng cũ để được gặp con. Nhưng anh ta cấm cản, đặt ra nhiều điều kiện mỗi lần cho vợ thăm con. Sau này, nhờ sự tư vấn, cô kìm nén nỗi lòng, không tỏ ra đau khổ, quỵ lụy đòi gặp con nữa, mà tỏ ra trút được gánh nặng, bắt đầu cuộc sống mới.
Cô liên tục khoe ảnh đi du lịch, hưởng thụ sung sướng trên trang Facebook cá nhân. Chồng cũ nuôi con vất vả, thấy vợ không hề đau khổ như dự tính thì lập tức đem con trả lại để rảnh rang hẹn hò. Nhờ thế, bạn tôi đã được nuôi con như mong muốn.
Trên thực tế, những trường hợp tương tự rất nhiều, có những người bố khi ly hôn nhưng chỉ muốn tranh giành phần thắng về bản thân mình mà không nghĩ đến cuộc sống về mặt vật chất và tinh thần của con cái. Tốt nhất, sau khi ly hôn, quyền lợi của con phải được đặt lên hàng đầu.
Sau khi ly hôn, quyền lợi của con phải được đặt lên hàng đầu. Ảnh minh họa |
Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ ly hôn mỗi năm, tương đương 0,75 vụ trong mỗi 1.000 dân, có nghĩa cứ bốn đôi đăng ký kết hôn có một đôi ra tòa (số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019). Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2009, từ 1,4% lên 2,1%, trong đó 70% vụ do phụ nữ nộp đơn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỷ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước. Điều này có nghĩa, số trẻ em bị ảnh hưởng khi hôn nhân của ba mẹ tan vỡ ngày càng tăng.
Ly hôn là chuyện không ai muốn, nhưng cũng là giải pháp khi đôi bên không còn tình yêu, mục đích hôn nhân không còn. Tuy nhiên, nếu có con chung, người lớn đừng vì hiềm khích cá nhân, sự ích kỷ mà hành động sai trái, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của con trẻ.
Với trách nhiệm của mình, cha mẹ dù trực tiếp nuôi con hay không, cũng nên bù đắp cho con bằng việc phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc con trong điều kiện tốt nhất có thể. Nếu cha mẹ ứng xử văn minh hài hòa, có trách nhiệm sau khi chia tay, những đứa trẻ hậu ly hôn vẫn có thể lớn lên trong tình yêu thương của cả cha và mẹ.
Trúc Linh (Quảng Trị)
Hậu ly hôn, để con cho cha nuôi con thì người mẹ là tồi tệ? Đàn ông nuôi con thì con thì chỉ toàn thiếu thốn, buồn tủi? Từ những vụ án giành con hậu ly hôn gần đây, rất nhiều ý kiến cho rằng “mẹ đâu con phải ở đấy”, ” không thể cho con sống chung với dì ghẻ, cha dượng”… Mời bạn góp các ý kiến, câu chuyện quanh nội dung: “Hậu ly hôn con có nên ở với cha?”. Bài viết xin gửi về email: online@baophunu.org.vn |
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/hau-ly-hon-dan-ong-nuoi-con-gianh-con-de-tra-thu-vo-cu-a1468853.html” name=””]