Nhiều người cho rằng hoa lan là loài hoa mỏng manh, khó chăm sóc, khi nuôi thì bỏ hết công sức nhưng hoa vẫn không nở.
Phong lan là loại cây được nhiều người ưa thích, có lá thanh tao, dáng cây tao nhã, hoa có mùi thơm, được mệnh danh là vua của các loại hoa, có tác dụng cải thiện vận thế gia chủ.
Nhiều người cho rằng hoa lan là loài hoa mỏng manh, khó chăm sóc, khi nuôi thì bỏ hết công sức nhưng hoa vẫn không nở, lá xanh mướt và không bao giờ ra hoa. Nếu cây lan đang phát triển tốt mà nó không ra hoa có nghĩa là không có vấn đề gì lớn, cây vẫn đang lớn đều chỉ là chăm sóc chưa đúng cách. Thực tế khi trồng lan không thể quá chiều chuộng mà cần tạo cho nó một chút “khủng hoảng” để cây dễ ra hoa hơn.
1. Tưới ít hơn một chút
Nước là nguồn gốc của sự sống, nếu cây lan thiếu nước thì lá sẽ bị teo lại, không thể thực hiện được quá trình quang hợp, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây lan. Nhưng trong cuộc sống có một cái nói gọi là “đủ là đủ”, câu này cũng có thể dùng để tưới lan, tuy rằng sự sinh trưởng của lan không thể tách rời nước, nhưng cũng không được tưới quá nhiều.
Khi tưới lan cần tuân thủ nguyên tắc đó là phải đợi khoảng 2-3 cm đất trên bề mặt đất chậu khô rồi mới tưới, khi tưới phải tưới nước đẫm. Đảm bảo tưới nước kỹ lưỡng, đất trồng phải được ngâm trong nước. Nhớ để cây trải qua cảm giác thiếu nước một chút, như vậy lan sẽ dễ phân hóa mầm hoa hơn và hoa cũng thơm hơn.
Sở dĩ chúng ta cần kiểm soát lượng nước tưới cho lan theo cách này là để tránh tình trạng thừa nước và thối rễ, thứ hai là tránh cho lan phát triển quá mức, tức là lá mọc lung tung nhưng không nở hoa.
Cần lưu ý rằng lan ưa môi trường không khí ẩm ướt, chúng ta có thể tưới ít nước đúng cách, nhưng thường xuyên phun nước lên lá và không khí xung quanh để tăng độ ẩm giúp lá xanh tốt hơn, không bị khô và nhọn.
2. Không cho đủ ánh sáng
Một số người trồng hoa trồng lan cứ nghĩ hoa lan nhưng như các loại hoa khác cần phải được tiếp xúc ánh mặt trời mà quên mất hoa lan ưa bóng râm. Ở nơi mát mẻ thì cây sẽ giữ được độ xanh tươi, hoa luôn tươi tắn và duy trì sự sống lâu hơn.
Tránh đặt hay treo chậu lan ở những nơi có ánh sáng trực tiếp và gay gắt vì sẽ làm lá cây bị cháy và cây cũng không sống lâu được. Nếu như quá thừa nắng thì cây dễ bị vàng lá và có nhiều vết nhăn. Hoa sẽ nở sớm và khi cây còn nhỏ thì hoa sẽ ngắn và kém phát triển.
Tùy theo độ tuổi của cây lan mà chúng ta sẽ có những cách chiếu sáng cho phù hợp. Một số loại lan điển hình ít chịu nắng như lan Hồ Điệp có thể chịu được 30% nắng, Lan Cattleya chịu được khoảng 50% nắng và lan Vanda lá hẹp có thể chịu được khoảng 70% nắng.
Việc chiếu sáng ánh nắng còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển. Lan con từ 0 đến 10 tháng bạn chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%, Lan nhỡ hơn từ ngoài 12 tháng đến 18 tháng có thể chịu ánh sáng được đến 70% và thời điểm ra hoa cần chiếu sáng nhiều hơn.
3. Phân bón ít lại
Tuy cần chất dinh dưỡng nhưng cây hoa lan lại không chịu được khi nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy khi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hoa lan nên chú ý cung cấp thường xuyên và phun qua lá.
Phân bón cho cây hoa lan phải tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Trong lúc cây sinh trưởng cần đạm cao, lân và cali thấp. Trước khi cây chuẩn bị ra hoa cần lân và cali cao hơn đạm thấp. Khi hoa lan đã nở hoa, cần kali cao, lân và đạm thấp+.
[yeni-source src=”https://giadinh.net.vn/khi-nuoi-lan-khong-duoc-qua-nuong-chieu-cho-no-kho-nhu-the-nay-thi-hoa-se-thom-hon-172220527172211397.htm” alt_src=”https://eva.vn/cay-canh-vuon/khi-nuoi-lan-khong-duoc-qua-nuong-chieu-cho-no-kho-nhu-the-nay-thi-hoa-se-thom-hon-c283a519367.html” name=””]