( Yeni ) – Phải mất 40 năm tìm kiếm và nửa năm lần theo dấu vết, các chuyên gia mới tìm thấy thứ kỳ diệu này trên sao Hỏa.
Điều bí mật tại hành tinh đỏ
Kể từ khi NASA phóng thành công tàu thăm dò “Mailor 4” lên Sao Hỏa vào năm 1964, hành trình khám phá hành tinh ‘hàng xóm’ của nhân loại đã bắt đầu. Những năm qua, các nhà nghiên cứu đã thu về những kết quả đáng kể.
Cách đây không lâu, NASA đã phát hiện một ‘hồ nước mặn’ trên Sao Hỏa. Tuy nhiên những hiện tượng kỳ bí tại ‘Hành tinh Đỏ’ không dừng lại ở đó.
Cách đây hơn 40, vào năm 1979, các chuyên gia vũ trụ đã dự đoán rằng ở trong dải ngân hà vẫn tồn tại nhiều hành tinh có đặc điểm giống với Trái Đất.
Theo bài báo được đăng tải vào ngày 19/6, vệ tinh theo dõi từ châu Âu mới đây đã phát hiện ra một luồng sáng xanh kỳ lạ xuất hiện trong bầu khí quyển của Sao Hỏa khi đang chụp ảnh trong không gian. Đây là lần đầu tiên ‘đèn xanh’ được tìm thấy ở những nơi khác ngoài Trái Đất.
Các nhà khoa học cho biết, ánh sáng xanh xuất hiện trên Sao Hỏa lần này là “không khí phát sáng”. Nói một cách đơn giản, đây là một hiện tượng tự nhiên rất phổ biến trên Trái Đất. Nguyên tắc hình thành của nó dựa trên sự phản ứng giữa tia cực tím xuất phát từ Mặt Trời với khí quyển.
Khi các tia này được được phóng vào không gian, nó sẽ xảy ra phản ứng hóa học với một loạt các chất như nguyên tử và hạt trong khí quyển. Kết quả là những luồng sáng sẽ xuất hiện trên bề không trung, màu sắc có thể thay đổi tùy thuộc vào từng điều kiện và chủ yếu là xanh lá cây.
Làm thế nào để các nhà khoa học bắt được “ánh sáng xanh”?
Trên Trái Đất, các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát và ghi lại được các hiện tượng này là nhờ hình ảnh từ các phi hành gia sống trên Trạm vũ trụ quốc tế. Khám phá này đã thôi thúc sự tò mò của giới chuyên gia. Họ nghĩ rằng nếu các hành tinh khác được chụp ảnh trong không gian, một tình huống tương tự cũng có thể xảy ra.
Vì vậy, trong suốt nhiều năm qua, các chuyên gia đã cất công tìm kiếm những dấu hiệu kỳ lạ trên khắp vũ trụ.
Lần này, các chuyên gia của châu Âu đã trực tiếp nhắm vào ‘Hành tinh Đỏ’ trong không gian và cuối cùng đã phát hiện ra “đèn xanh” tại hành tinh này. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng minh dự đoán vào năm 1979.
Các nhà khoa học cho biết để chụp được “ánh sáng xanh” trên Sao Hỏa, họ phải mất hơn nửa năm mới ghi lại được. Trong thời gian tới, họ sẽ tiếp tục quan sát hành tinh này từ không gian với hy vọng có thể khám phá những bí ẩn mới dưới góc nhìn của Trạm vũ trụ quốc tế.
Khuôn mặt người
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1976, khi NASA công bố hình ảnh một ngọn núi thú vị trên sao Hỏa, được tàu vũ trụ Viking 1 chụp, với chú thích mô tả “khuôn mặt” có đôi mắt và lỗ mũi. Hơn 30 năm sau, “khuôn mặt trên sao Hỏa” vẫn truyền cảm hứng cho những câu chuyện thần thoại và thuyết âm mưu, trong đó nhiều người tin rằng nó là một cấu trúc nhân tạo được xây dựng bởi một nền văn minh sao Hỏa cổ đại.
Từ phối cảnh góc nhìn cao, bóng của ngọn núi thực sự làm cho nó trông giống như một khuôn mặt. Tuy nhiên, từ các góc độ khác, được nhìn thấy trong các bức ảnh được tàu thám hiểm sao Hoả Mars Express Orbiter và các tàu vũ trụ khác chụp, ngọn núi rõ ràng chỉ là vậy, và trông không giống một khuôn mặt nào cả.
Pareidolia là thuật ngữ khoa học để chỉ việc nhìn thấy các khuôn mặt (hoặc các vật thể quan trọng khác) ở những nơi không có. Các nhà khoa học cho biết, pareidolia xảy ra khi vùng não ta nhận biết một hình và bắt đầu phân tích hình ảnh ấy dựa trên những gì mà nó thu thập được. Mắt sẽ nhìn thấy những khuôn mặt, những hình thù kỳ lạ và cảm xúc của những khuôn mặt, những hình thù này sẽ thay đổi theo tâm trạng của người nhìn.
Takeo Watanabe thuộc Phòng thí nghiệm Khoa học Thị giác của Đại học Boston đã nói như thế này: “Chúng ta đã học quá kỹ các khuôn mặt người để có thể nhìn thấy chúng ở nơi không có”.
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/linh-ung-tu-loi-tien-tri-cach-day-40-nam-nha-khoa-hoc-tim-ra-thu-ki-di-xuat-hien-tren-sao-hoa-search/?id=305625″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]