Những lời nói bố mẹ vô tình thốt ra trong lúc giận giữ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi nhỏ.
Đa số người lớn đều nghĩ đơn giản là trẻ con sẽ nhanh chóng quên đi những lời họ nói, còn hiện tại, bọn trẻ sẽ biết sợ, biết nín khóc, biết chịu ăn, biết ngoan ngoãn… Vậy nên vẫn thường xuyên nói đùa với trẻ.
Thực tế, những lời nói bố mẹ vô tình thốt ra trong lúc giận giữ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi nhỏ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn bố mẹ mà còn tác động đến cách trẻ nhìn nhận bản thân và cuộc sống.
“Con lúc nào cũng chỉ biết gây rắc rối, mẹ sẽ không thương con nữa”
Trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng ít nhiều sẽ gặp những rắc rối, mâu thuẫn xoay quanh các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày. Điều này khiến không ít phụ huynh thể thái độ bực tức, nóng nảy, lời lẽ không phù hợp hay thậm chí dùng bạo lực để trách phạt con.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, dù lý do là gì đi chăng nữa thì mỗi người lớn hãy giữ vững tình yêu thương quan trọng nhất trong trái tim trẻ, dù trong hoàn cảnh nào thì bố mẹ cũng nên để trẻ cảm nhận được rằng bố mẹ thực sự yêu mình rất nhiều.
Bởi tình cảm là cơ sở cho sự an toàn về tâm lý của trẻ, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển nhân cách của trẻ trong quá trình trưởng thành sau này.
Đồng thời, sự thiếu thốn tình yêu thương tồn tại và song hành với sự trưởng thành của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, tâm lý.
Do đó, bố mẹ nên hạn chế nói những lời như “Mẹ sẽ không thương con nữa”, “Con không ngoan sẽ không được yêu thương” nhằm tránh ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và tính cách của con.
“Có chuyện nhỏ đó mà làm không xong, mẹ phải kể bố nghe việc này”
Đây là sai lầm không ít phụ huynh mắc phải khi trẻ chưa đạt được kỳ vọng như bố mẹ mong muốn. Việc vạch trần khuyết điểm của trẻ và kể cho người khác nghe lâu dần khiến con sinh ra cảm giác tự ti, rằng bản thân không có khả năng nào nổi bật, hoặc khó làm tốt việc gì đó.
Trong mắt người lớn, đây là một câu chuyện thú vị có thể chia sẻ, nói xong sẽ cười trẻ con như đùa, nhưng trong mắt trẻ thơ, đây là hành vi rất coi thường cảm xúc của chính mình.
Đặc biệt, người lớn thích nhắc lại nên mỗi khi dó dịp là nhắc lại khuyết điểm của trẻ, điều này vô tình khiến bố mẹ quá “rớt giá” trong mắt trẻ. Tốt nhất, bố mẹ nên giữ bí mật cho con, không nên công khai rồi bỏ qua.
“Con nên làm tốt hơn thế, không được thì mẹ sẽ tống cổ ra khỏi nhà”
Mục đích của câu nói này là khiến trẻ thấy có lỗi, xấu hổ và thay đổi nhưng thực ra, nó đẩy trẻ vào thế phòng thủ, thậm chí ít nghe lời hơn. Theo chuyên gia tâm lý, khi nghe bố mẹ nói vậy, trẻ cũng bị suy giảm sự tự tin.
Giáo dục dựa trên cơ sở sợ hãi sẽ dẫn đến việc trẻ chỉ làm hoặc nghe lời một cách đối phó chứ không tự giác. Đồng thời, nếu người dọa trẻ là bố mẹ, đã vô tình đào một hố sâu khoảng cách về tình cảm với con cái.
Trẻ bị dọa nhiều có thể dẫn đến biểu hiện như sợ bóng tối, sợ ma, thậm chí sợ tất cả các con vật ít có khả năng gây nguy hiểm như thạch sùng, gián, chuột…
Ngoài ra, có thể kể đến những câu nói đùa vô ý hoặc nói trong lúc nóng giận như “nhặt được con ở ngoài đường đem về nuôi”, “đem con đi bán hoặc đi cho”, “tống cổ ra khỏi nhà”…
Giải pháp thay thế tốt nhất tập trung vào cách giải quyết, giúp trẻ có định hướng tốt hơn. Nhờ đó, bố mẹ sẽ cho trẻ cơ hội thực hành giải quyết vấn đề sửa lỗi của chính mình và học cách rèn luyện bản thân tốt hơn.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/nhung-cau-noi-cua-me-de-tao-ra-dua-tre-kem-coi-con-truong-thanh-cung-kho-quen-c59a7682.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/nhung-cau-noi-cua-me-de-tao-ra-dua-tre-kem-coi-con-truong-thanh-cung-kho-quen-c429a525314.html” name=””]