Tư thế ngủ chưa phù hợp có thể khiến đầu trẻ dẹp hoặc méo, ảnh hưởng đến ngoại hình sau khi lớn lên, mẹ có thể áp dụng các mẹo sau đây để điều chỉnh kịp thời cho con.
Hầu hết tất cả các bà mẹ đều mong muốn sinh con thông minh và khỏe mạnh, đặc biệt là có ngoại hình đẹp. Nhưng mức độ ngoại hình có thể không chỉ phụ thuộc vào việc trẻ có đôi mắt to tròn, lượng tóc nhiều hay ít, làn da trắng trẻo mà còn phụ thuộc vào hình dáng khuôn mặt và hình dạng đầu của trẻ.
Tuy nhiên, tư thế ngủ chưa phù hợp đặc biệt là tư thế nằm nghiêng quá lâu có thể khiến đầu trẻ dẹp hoặc méo, ảnh hưởng đến ngoại hình sau khi lớn lên.
Trẻ nằm ngủ nghiêng quá lâu có những nguy hiểm gì?
Trẻ nằm ngủ nghiêng đầu quá lâu được xem là có thể ảnh hưởng đến trí thông minh và ngoại hình. Vì sau khi ngủ với tư thế nghiêng đầu, hình dạng đầu của trẻ không đối xứng từ bên này sang bên kia, khiến khuôn mặt cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu tình trạng ngủ nghiêng đầu nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hộp sọ. Sau khi một đứa trẻ được sinh ra, không chỉ cơ thể của trẻ phát triển nhanh chóng mà não bộ cũng phải hoạt động tích cực để phát triển.
Ngoài ra, tình trạng nghiêng khi ngủ lâu dần cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của năm giác quan. Như đã đề cập trước đó, độ nghiêng đầu của trẻ có thể sẽ thay đổi khuôn mặt và hộp sọ.
Nếu sự thay đổi này nghiêm trọng, vị trí của mắt và tai chắc chắn sẽ thay đổi một chút, không nằm trên một đường thẳng. Một khi điều này xảy ra, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến thị giác, thính giác và vị trí mọc của răng.
Đồng thời, vào giai đoạn đầu đời, xương sọ của trẻ sơ sinh còn khá mềm. Do đó nếu áp lực tích tụ tại một số điểm trên hộp sọ trong thời gian dài sẽ khiến bộ phận này bị chìm vào bên trong và gây nên hội chứng đầu bẹt.
Trẻ nằm nghiêng ngủ quá lâu có thể tạo ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hội chứng đầu bẹt nếu xảy ra với mức độ nghiêm trọng sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng của não bộ và làm cho não trở nên kém phát triển. Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ trong thời gian dài cũng làm cho vòng tai của trẻ chịu chèn ép làm thay đổi hình dạng tai.
Ngoài ra, trẻ ngủ nghiêng đầu trong thời gian dài có thể gây ra tật vẹo cổ, là do các cơ của trẻ vẫn còn mềm và đang phát triển, các cơ bị ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ nằm nghiêng. Biểu hiện của trẻ bị vẹo cổ là thường có khuynh hướng nghiêng cổ về một bên đồng thời xoay mặt về bên đối diện.
Nếu trẻ bị vẹo cổ bên phải, đầu trẻ sẽ nghiêng về bên phải và mặt trẻ sẽ thường xuyên xoay về bên trái. Khi bú mẹ, trẻ chỉ thích bú một bên vì khi xoay về bên ngược lại trẻ sẽ cảm thấy khó chịu. Do đó, nếu cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ, bố mẹ cần chú ý luân phiên đổi bên cho trẻ.
Những mẹo nhỏ giúp trẻ ngủ ngon giấc, giữ dáng đầu xinh
Bố mẹ có thể áp dụng các mẹo sau đây để điều chỉnh kịp thời cho con.
Hạn chế cho bé ôm gối
Trong 3 tháng đầu sau khi sinh, bé không cần gối, bởi bé nằm nghiêng thì đầu và thân đều nằm trên một đường ngang, chưa hình thành độ cong sinh lý của cột sống cổ và cột sống. Nếu sử dụng gối quá sớm hoặc không phù hợp với mức độ cong vẹo cổ không chỉ khiến bé khó chịu mà còn có thể chèn ép đường thở khiến bé thở kém, không có lợi cho sức khỏe.
Vì vậy, trong 3 tháng đầu sau khi hạn chế cho bé nằm hoặc ôm gối khi ngủ, nếu phải bắt buộc thì mẹ nên dùng dùng khăn gấp khoảng hai lớp rồi kê dưới đầu cho bé.
Thường xuyên đổi tư thế
Nên thay đổi tư thế ngủ của trẻ thường xuyên, không để xảy ra tình trạng nằm nghiêng một bên quá lâu. Người mẹ cũng cần thay đổi tư thế của bản thân, vì trẻ thích ngủ hướng về phía mẹ.
Nếu trẻ tự ngủ trong nôi, hoặc ở xa mẹ, tư thế của mẹ không ảnh hưởng đến trẻ, mẹ phải chú ý đến thời gian và thay đổi tư thế cho trẻ thường xuyên.
Nhưng không phải lúc nào bé cũng nằm ở vị trí cũ, bé có thể ngoảnh sang hướng khác một cách vô thức mà mẹ không phát hiện kịp, lúc này bạn có thể kê một chiếc gối nhỏ phía sau cho bé.
Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên, bổ sung vitamin D một cách hợp lý để có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và giúp xương của bé phát triển khỏe mạnh hơn.
Giấc ngủ ngon giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
Xoa bóp nhẹ nhàng cổ gáy
Nếu bé nằm lâu một hướng có thể gây khó chịu vùng cổ gáy, mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho bé có thể làm giảm cảm giác khó chịu, tránh bị vẹo cổ.
Mẹ cũng có thể tham khảo cách xoa nắn đầu cho bé tại khoa vật lý trị liệu của các bệnh viện nhi. Tốt nhất là mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ tư vấn cũng như thực hiện trị liệu phù hợp.
Sử dụng mũ chỉnh đầu tròn
Đây là cách mà nhiều mẹ phương Tây sử dụng để giúp bé sơ sinh bị méo đầu khá nhiều. Mũ này được thiết kế như một loại mũ bảo hiểm chuyên dụng cho bé sơ sinh từ 6 tháng trở lên. Tuy vậy cách này có thể gây khó chịu cho một số bé.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thóp trước của trẻ còn mềm và sẽ không đóng lại cho đến khi trẻ được khoảng 1 tuổi, trước khi khép lại, hình dạng đầu không cố định và có cơ hội để điều chỉnh.
Tuy nhiên, thời kỳ vàng để điều chỉnh hình dạng đầu là tháng thứ 2 sau sinh, lúc này xương của bé còn tương đối mềm và việc nắn chỉnh cũng dễ dàng hơn.
Như vậy, nếu muốn đầu bé tròn đẹp thì mẹ cần áp dụng tư thế nằm đúng cách cho con ngay từ trong tháng. Còn khi bé đã lớn thì mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn sao cho có cách chữa phù hợp nhất với trẻ.
Nếu bé nằm lâu một hướng có thể gây khó chịu vùng cổ gáy, mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho bé có thể làm giảm cảm giác khó chịu, tránh bị vẹo cổ.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/me-lo-con-bi-bep-dau-dung-ngay-4-meo-hay-nay-dau-be-se-tron-xinh-lai-ngay-c59a7674.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/me-lo-con-bi-bep-dau-dung-ngay-4-meo-hay-nay-dau-be-se-tron-xinh-lai-ngay-c429a525303.html” name=””]