(Yeni) – Hãy lưu lại những cách khử mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi, hành sau đây để có thể sử dụng khi cần thiết nhé.
Tại sao ăn hành lại gây hôi miệng?
Hành và tỏi là những thực phẩm thuộc họ hành. Hai loại thực phẩm này đều chứa hợp chất lưu huỳnh. Những hợp chất này mang lại cho thực phẩm hương vị độc đáo nhưng có thể thải ra các loại khí đặc biệt khi chúng ta nhai và cắt hành, tỏi. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng khi ăn hành.
Một vấn đề cũng khiến nhiều người thắc mắc là tại sao sau khi ăn hành suốt nhiều giờ đồng hồ và sau khi đã làm sạch khoang miệng, tình trạng hôi miệng vẫn không thuyên giảm. Nguyên nhân là do trong quá trình tiêu hóa, hợp chất allyl methyl sulfide (AMS) được hấp thụ vào máu rồi được máu đưa đến phổi. Hợp chất này chính là nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu sau khi ăn tỏi. Trong một số trường hợp khác, hợp chất AMS trong ảnh được tiết ra qua lỗ chân lông trên da và có thể gây ra mùi khó chịu.
Mẹo khử mùi hôi miệng khi ăn hành, tỏi
Nước chanh
Nước chanh cũng có thể giúp trung hòa mùi hành hoặc tỏi. Sau bữa ăn có hành hoặc tỏi, hãy uống một ly nước chanh tươi để khử mùi hôi bữa ăn và tốt cho sức khỏe.
Ăn trái cây và rau quả tươi
Ăn trái cây và rau quả tươi trong hoặc sau bữa ăn sẽ giúp che đi mùi vị của tỏi và hành. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng táo sống hoặc rau diếp có thể làm giảm đáng kể mùi tỏi trong hơi thở.
Nếu bữa ăn của bạn có nhiều tỏi, hãy ăn một quả táo để tráng miệng hoặc nhai lá bạc hà tươi. Ăn táo là một trong những cách khử mùi hôi miệng hiệu quả nhất sau khi ăn tỏi, giúp hơi thở dễ chịu hơn. Đó là vì các enzym tự nhiên trong táo có tác dụng phân hủy các hợp chất lưu huỳnh có trong hành.
Uống nước
Uống nước sau bữa ăn là cách để rửa sạch các chất cặn bã như tỏi, hành còn dính trên lưỡi hoặc giữa các kẽ răng. Nó cũng giúp kích thích sản xuất nước bọt, rất hữu ích trong việc loại bỏ một số vi khuẩn gây mùi trong miệng.
Uống sữa
Một ly sữa trong hoặc sau bữa ăn có chứa tỏi có thể làm giảm nồng độ hợp chất lưu huỳnh, thủ phạm gây ra mùi hôi trong miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa nguyên chất có hiệu quả hơn sữa ít béo trong việc giảm mùi tỏi.
Giấm táo
Uống một thìa giấm táo trước hoặc sau bữa ăn cũng có thể khử mùi tỏi hoặc hành. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng giấm táo để khử mùi thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Kẹo cao su
Kẹo cao su có hương vị bạc hà ngoài tác dụng che đi mùi vị khó chịu khi di chuyển còn kích thích tiết nước bọt, rất tốt để rửa trôi vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nhai kẹo cao su không đường trong 20 phút sau bữa ăn cũng có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng.
Trà xanh
Một tách trà xanh sau khi ăn có thể giúp che giấu mùi khó chịu. Các nghiên cứu nước ngoài còn cho thấy trà xanh có tác dụng khử mùi hôi miệng hiệu quả hơn cả kẹo bạc hà và kẹo cao su. Không những vậy, trà xanh còn mang đến nhiều lợi ích khác.
Ngoài ra, nước súc miệng chứa catechins là hợp chất có lợi trong trà xanh còn có tác dụng làm giảm mảng bám, giống như các loại nước súc miệng sát trùng trên thị trường.
Lấy lõi tỏi ra
Cắt đôi từng tép tỏi và loại bỏ phần cuống ở giữa, điều này cũng làm giảm hương vị tỏi đọng lại trong miệng bạn sau mỗi bữa ăn.
[yeni-source src=”https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/meo-khu-mui-hoi-mieng-nhanh-chong-sau-khi-an-hanh-toi-759803.html” alt_src =”https://phunutoday.vn/meo-khu-mui-hoi-mieng-nhanh-chong-sau-khi-an-hanh-toi-d388066.html” name=”giaitri.thoibaovhnt.vn”]