Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài và một trong hai là con người.
Theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Current Biology, sinh vật còn lại là những con mực. Điều này cũng có thể xuất hiện ở cả một số loài khác cùng nhóm động vật chân đầu như nó bao gồm bạch tuộc.
Các nhà khoa học đã quan sát các tế bào thần kinh kết nối bên trong mắt những con mực Doryteuthis pealeii đang phát triển và phát hiện ra một bí mật gây choáng váng: Bộ não của chúng tiến hóa độc lập để phát triển giống như cách con người đã tiến hóa.
Những con mực ống đã phát triển bộ não cùng cách với con người từ trong bào thai – Ảnh: Current Biology
Điều này có thể giải thích về trí thông minh vượt trội của những con mực và các động vật chân đầu khác như bạch tuộc, bao gồm trí nhớ, khả năng sử dụng công cụ, ngụy trang, sự tò mò với môi trường xung quanh, biết buồn chán, mơ mộng, thỉnh thoảng tỏ ra ác ý hay tinh nghịch… mà trước đây con người tưởng rằng là “đặc quyền” của riêng loài mình.
Theo Live Science, phát hiện này còn chỉ ra dù đã qua 500 triệu năm phân tách loài và tiến hóa theo những cây gia đình cách xa nhau, dường như chúng ta và những con mực vẫn chia sẻ mối kết nối cổ xưa đó là một bản lập trình để tạo ra trí thông minh tiên tiến, mà Trái Đất trao riêng cho 2 nhóm sinh vật.
Để nghiên cứu bộ não của những con mực từ trong phôi, các nhà khoa học đã sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang để đánh dấu một loại tế bào gốc đặc biệt được gọi là tế bào tiền thân thần kinh, trước khi nghiên cứu cách chúng phát triển bằng cách chụp ảnh liên tục bằng máy ảnh hiển vi.
Trước đó, các nhà khoa học cũng từng phát hiện bạch tuộc và mực ống sở hữu một số loại mRNA (RNA thông tin) bên trong mô thần kinh tương đồng với con người.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/mot-loai-khac-dang-phat-trien-bo-nao-giong-con-nguoi-20230117104425581.chn” name=””]