Sử liệu chép lại rằng năm 1822 một vụ cháy lớn khiến nhiều cơ sở của Công Hành do Ngũ Bỉnh Giám làm chủ bị thiêu rụi, lượng bạc bị nóng chảy vì vụ cháy tạo thành một dòng bạc lỏng dài tới vài cây số.
Ngũ Bỉnh Giám (1769 – 1843), còn được biết tới qua tên hiệu Hạo Quan (浩官), là một thương nhân Trung Quốc đời nhà Thanh. Khởi nghiệp từ kinh doanh buôn bán đơn thuần nhỏ lẻ tại Trung Quốc, ông đã trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới.
Ông là chủ của Di Hòa Hành và là hội trưởng Công Hành Quảng Châu, ông sinh ra tại Phúc Kiến trong gia đình của Ngũ Quốc Oánh, một doanh nhân và là người khởi nghiệp kinh doanh của họ Ngũ.
Thời kỳ đầu của triều Thanh đã thực hiện các chính sách cấm vận đường biển một cách nghiêm ngặt, nhằm ngăn chặn qua lại với Trịnh Thị. Tuy nhiên, cùng với sự ổn định của chính quyền, chính phủ nhà Thanh vẫn giữ lại cửa khẩu thông thương ở Quảng Châu, nơi này cũng trở thành con đường giao thương duy nhất giữa Trung Quốc với nước ngoài.
Mùa xuân năm 1686, thống đốc Quảng Châu Lý Sĩ Trinh đã ban bố một thông cáo ở Quảng Châu, tuyên bố những người nhà giàu chỉ cần hàng năm giao nộp một lượng bạc trắng nhất định thì có thể làm “quan thương” chịu trách nhiệm thương mại đối ngoại.
Cuối cùng chính quyền Quảng Châu đã chiêu mộ được 13 thương nhân trong các lĩnh vực thương mại có tiếng trong vùng, tạo dựng nên các mối giao dịch giữa họ và ngày càng nhiều thương nhân nước ngoài tới Trung Quốc giao dịch.
Đây cũng chính là Thập Tam Hành Quảng Châu nổi tiếng, cung cấp 40% thuế quan cho triều Thanh. Di Hòa Hành của Ngũ Bỉnh Giám cũng là một trong số đó. Năm 1801, Ngũ Bỉnh Giám tiếp quản kinh doanh từ phụ thân là Ngũ Quốc Tông, từ đó bắt đầu con đường đế quốc thương nghiệp của mình.
Ngũ Bỉnh Giám là một người sở hữu vô số bất động sản, nhà máy chè, đồi chè, cửa tiệm và khối tài sản đồ sộ giàu có, không những vậy còn là người đầu tư xây dựng công trình giao thông, chứng khoán và ngành bảo hiểm ở Mỹ.
Khi ấy, có một thương nhân người Boston, Mỹ làm kinh doanh trà với Ngũ Bỉnh Giám, nhưng lại vì không giỏi kinh doanh nên đã thua lỗ, gánh khoản nợ 7,2 vạn ngân lượng, ông cũng không thể về Mỹ.
Khi Ngũ Bỉnh Giám biết được chuyện cũng không hề làm khó người thương nhân này mà kêu người mang giấy vay nợ ra, nói với người thương nhân Boston rằng: “Ông là người bạn làm ăn lâu năm số một của tôi, cũng là người thành thật nhất, chỉ là bây giờ vận khí của ông hơi thiếu một chút mà thôi“.
Nói xong, ông xé vụn tờ giấy nợ đi, đồng thời bày tỏ món nợ giữa họ đã trả hết.
Thậm chí có cả người nước ngoài cũng tới tìm ông để vay tiền, công ty Đông Ấn Anh thời đó có lúc gặp khó khăn trong vòng quay vốn, vận hành không ổn, đã phải tới tìm Ngũ Bỉnh Giám giúp đỡ. Khiến cho nhiều năm sau, Ngũ Bỉnh Giám cũng trở thành “ngân hàng” và chủ nợ lớn nhất của Công ty Đông Ấn Anh
Công ty lớn nhất, Perkins Matheson của người Mỹ tại Quảng Châu vì hợp tác với Ngũ Bỉnh Giám đã chiếm được hơn một nửa thị phần giao dịch buôn bán của người Mỹ với Trung Quốc và trở thành một trong bốn doanh nghiệp Mỹ đầu tư lớn nhất tại Trung Quốc.
Khi gia tộc của Ngũ Bỉnh Giám ở vào thời kỳ cường thịnh, tài sản của họ bằng một nửa tổng thu nhập tài chính cả năm của triều đình nhà Thanh thời bấy giờ, tương đương với 5 tỉ NTD (khoảng hơn 17 nghìn tỉ VNĐ) hiện nay. Trong khi tổng tài sản của người giàu có nhất nước Mỹ khi đó là 7 triệu NDT (khoảng 24 tỉ VNĐ).
Năm 1834 tổng tài sản của Ngũ Bỉnh Giám là 26.000.000 đồng bạc, chiếm một nửa thu chi một năm của nhà Thanh, đồng thời gấp khoảng 4 lần số tài sản của đại quan tham Hòa Thân lúc bị hoàng đế Gia Khánh tịch thu. Khi đó dưới sự lãnh đạo của Ngũ Bỉnh Giám tài sản của Thập Tam Hành Quảng Châu phát triển tới đỉnh điểm.
Sử liệu chép lại rằng năm 1822 một vụ cháy lớn khiến nhiều cơ sở của Công Hành do Ngũ Bỉnh Giám làm chủ bị thiêu rụi, lượng bạc bị nóng chảy vì vụ cháy tạo thành một dòng bạc lỏng dài tới vài cây số. Chỉ riêng mình Ngũ Bỉnh Giám đã góp tới một phần ba số tiền mà nhà Thanh phải bồi thường cho Đế quốc Anh sau Hiệp ước Nam Kinh năm 1843.
Tuy kinh doanh của Ngũ Bỉnh Giám đều là buôn bán đàng hoàng, hợp pháp, không tham gia buôn bán nha phiến, nhưng cùng với sự bùng nổ của chiến tranh nha phiến, người có mối quan hệ mật thiết với những người phương Tây như ông cũng đã bị lôi kéo vào.
Ngũ Bỉnh Giám đã nhiều lần bị chính phủ nhà Thanh điều tra và làm khó. Thực ra mục đích thực sự của việc này không phải nằm ở đây, bản thân Ngũ Bỉnh Giám cũng biết rõ.
Năm 1843, Ngũ Bỉnh Giám qua đời vì tâm sức mệt mỏi, ông cũng trở thành tỷ phú số 1 thế giới cuối cùng của triều Thanh.
Nguồn: SCMP
[yeni-source src=”https://phapluat.suckhoedoisong.vn/” alt_src=”https://kenh14.vn/ngu-binh-giam-dai-gia-giau-khung-khiep-trong-lich-su-trung-quoc-nguoi-phuong-tay-phai-sang-vay-tien-vi-qua-uy-tin-20220508201812538.chn” name=”Pháp luật & Bạn đọc”]