Cha mẹ cần nắm vững 3 thời kỳ vàng của trí nhớ ở trẻ, giúp con ghi nhớ và nâng cao hiệu quả học tập.
Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện trí nhớ, bởi đây là nền tảng quan trọng trong hoạt động của não bộ. Chỉ khi một đứa trẻ có trí nhớ tốt, trẻ mới có nền tảng vững chắc cho việc học sau này.
Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh hiểu lầm rằng việc nhồi nhét kiến thức nhanh chóng bằng cách học thuộc lòng có thể rèn luyện trí nhớ cho trẻ. Nhưng đây không phải là phương pháp hữu ích, bởi kiến thức cần thời gian để được được lưu trữ trong tâm trí.
Vì vậy, học thuộc lòng không phải là phương pháp hiệu quả, mà cha mẹ cần áp dụng những cách thông minh hơn để giúp con ghi nhớ nhiều thứ hơn. Vì vậy, trước tiên cha mẹ nắm vững 3 thời kỳ vàng của trí nhớ, giúp con ghi nhớ và nâng cao hiệu quả học tập về sau.
3 khung giờ vàng giúp trẻ học bài nhanh nhất, trí nhớ lâu dài
Từ 7:30 sáng đến 9:30 sáng
Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ hoạt động mạnh nhất, vì chỉ cần sau một đêm ngủ đủ giấc, cộng thêm một bữa ăn sáng hợp lý thì lúc này trẻ đã bổ sung một lượng dinh dưỡng đáng kể, và tự nhiên não bộ sẽ hoạt động chậm lại sau đó nghỉ ngơi đầy đủ và từ từ vào trạng thái hoạt động.
Đồng thời, đây là thời điểm sự hưng phấn của thần kinh con người được cải thiện, chức năng của tim được hoạt động tốt nhất, lúc này năng lượng của con người rất tràn đầy và trí nhớ tốt nhất.
Làm việc hay học tập vào khung giờ vàng này khả năng nhận thức và xử lý của con người cũng mạnh mẽ, thích hợp cho việc suy nghĩ nghiêm túc và thấu đáo, có kết quả tốt.
Vì vậy, đây là khoảng thời gian quan trọng nhất để trẻ ghi nhớ mọi thứ, nhưng để đáp ứng yêu cầu và biến khoảng thời gian này trở thành khoảng thời gian hữu ích, cha mẹ đừng quên cho trẻ đi ngủ sớm và ăn sáng đầy đủ.
Cha mẹ nắm vững 3 thời kỳ vàng của trí nhớ, giúp con ghi nhớ và nâng cao hiệu quả học tập về sau.
Từ 3 đến 4 chiều
Trong giai đoạn này, trẻ đã trải qua giấc ngủ trưa nên tinh thần dần hồi phục và trở lại ổn định. Lúc này, nếu dùng để học và ghi nhớ thì sẽ dễ dàng hơn, bởi khi trẻ tỉnh táo nhất, có trí nhớ và ở trạng thái tốt nhất, để hoàn thành các khóa học quan trọng, áp lực học tập sẽ giảm đi và tăng sự tự tin trong học tập.
Một giờ trước khi đi ngủ
Nhà tâm lý học nổi tiếng Nicholas đã từng đề cập trong cuốn sách của mình rằng nếu bạn đọc một cuốn sách trước khi đi ngủ, thì kiến thức và nội dung sẽ liên tục được lặp lại trong não, vì vậy khi bạn thức dậy, ký ức sẽ in sâu vào tâm trí bạn hơn.
Theo đúng đồng hồ sinh học, bộ não của con người sẽ hoạt động trở lại sau 20:00 vào ban đêm, và trí nhớ của con người lại ở đỉnh cao.
Thời gian 1 giờ trước khi đi ngủ này sẽ rất thích hợp và cần thiết để trẻ củng cố và ôn tập lại những kiến thức đã học trong ngày. Giấc ngủ cũng có thể giúp trẻ khắc sâu kiến thức đã được học vào bộ não hơn.
Vào giờ học buổi tối này, cha mẹ hãy học cùng con, giải đáp cho con những thắc mắc con chưa hiểu hết. Điều này mang lại nhiều lợi ích, giúp con nắm bắt kiến thức vững vàng hơn, đồng thời cũng giúp cha mẹ và con cái gần gũi hơn.
Nhưng hãy nhớ rằng, giai đoạn vàng này phải được đảm bảo trên cơ sở một cuộc sống tốt và ngủ đủ giấc thì mới có cơ hội phát huy hiệu quả.
Cha mẹ có thể giúp con mình cải thiện trí nhớ bằng những cách nào khác?
Trên thực tế, ngoài 3 giai đoạn trí nhớ vàng, còn có những cách cải thiện trí nhớ khác mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng, để giúp cho trí nhớ của trẻ trở nên minh mẫn và hoạt bát hơn.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc không chỉ đảm bảo cho sự phát triển về thể chất của trẻ mà còn giúp trẻ cải thiện trí nhớ. Bởi vì trí nhớ của con người có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng tinh thần của chúng ta.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu ngủ 5 tiếng đồng hồ trong vòng 24h có thể khiến liên kết giữa các nơron thần kinh ở hồi hải mã bị cắt đứt. Hồi hải mã là vùng đảm nhiệm chức năng ghi nhớ trong não bộ.
Thiếu ngủ cũng giảm khả năng loại bỏ beta-amyloid, một protein độc hại trong tế bào não có liên quan đến chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Vì vậy, nếu trẻ ngủ không ngon giấc, ngày hôm sau sẽ khó tập trung tốt vào việc học, khả năng ghi nhớ từ đó cũng giảm dần.
Ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống hợp lý thực sự có thể giúp phát triển trí não của trẻ. Ví dụ, các axit béo không bão hòa có trong hạt thông và các loại hạt không chỉ có thể làm cho não của trẻ phát triển tốt hơn mà còn cải thiện khả năng ghi nhớ mọi thứ của trẻ.
Ngoài ra, vitamin A, C và chất diệp lục trong rau cũng là những dưỡng chất quan trọng đảm bảo trí nhớ và trí não của trẻ, cha mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống toàn diện hơn cho trẻ để đảm bảo lượng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.
Ngủ đủ giấc có thể giúp trẻ cải thiện trí nhớ và sự tập trung.
Chơi trò chơi trí nhớ
Trên thực tế, có rất nhiều trò chơi trí nhớ có thể giúp trẻ ghi nhớ nhiều thứ hơn, ví dụ, cha mẹ có thể đặt một số đồ vật nhỏ trước mặt trẻ, để trẻ nhanh chóng nhắm mắt, sau đó hãy hỏi trẻ những gì đã nhìn thấy, theo cách này, rất có thể kích thích sự phát triển trí nhớ của trẻ.
Ngoài ra, muốn biến trí nhớ ngắn hạn thành dài hạn, trẻ cần phải thường xuyên ôn tập lại mỗi ngày. Nếu không lặp lại mỗi ngày, trẻ sẽ sớm quên tất cả sau một khoảng thời gian không đụng tới những thứ đó.
Bài tập tăng trí nhớ
Để tăng cường trí nhớ cho trẻ, cha mẹ chỉ nên áp dụng các bài tập đơn giản, từ dễ đến khó đến trẻ hào hứng.
Tập di chuyển mắt: Theo các nhà nghiên cứu, bài tập đơn giản như luyện di chuyển mắt từ trái sang phải và ngược lại là một cách đơn giản để cải thiện trí nhớ. Điều này giúp hai bán cầu não tương tác với nhau đồng thời giúp não có được tinh tường, nhạy bén một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Đọc to: Đây là phương pháp thường được các giáo viên áp dụng khi trẻ mới đi học tiểu học. Về nhà, bạn cũng có thể thực hành cho trẻ. Khi đọc to lượng thông tin quan trọng cần ghi nhớ, bộ nhớ có thể được kích hoạt một cách hữu hiệu.
Học bài bằng cách ghi nhớ ý nghĩa: Với các bài tập ở nhà của trẻ, bạn nên xem qua, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cũng như chỉ cho trẻ ý nghĩa của bài học tự nhiên và xã hội.
Kể chuyện trước khi đi ngủ
Mỗi lần đọc cho bé nghe một câu chuyện vào giờ đi ngủ, cha mẹ hãy yêu cầu con kể lại vài ngày sau đó hoặc phát triển câu chuyện theo ý mình.
Điều này sẽ giúp rèn luyện trí nhớ của trẻ. Nếu thường xuyên được giao nhiệm vụ này, trẻ sẽ tập trung ghi nhớ hơn.
Một số trò chơi trí tuệ cũng rèn luyện trí nhớ hiệu quả.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ngung-ep-con-hoc-thuoc-long-3-khung-gio-vang-giup-tre-hoc-bai-nhanh-nhat-tri-nho-lau-dai-d307835.html” alt_src=”” name=””]