( Yeni ) – Thông thường, các cung nữ có xin xuất cung khi đã đến tuổi 25. Dù độ tuổi này khá muộn để lập gia đình vào thời đại đó, nhưng họ chưa phải quá già và vẫn đang trong thời kỳ nhuận sắc. Vậy tại sao sau khi xuất cung đa số các cung nữ đều không thể lập gia đình?
Cung nữ làm gì sau khi triều đình tan rã?
Phần lớn các cung nữ có xuất thân bần hàn, từ nhỏ đã bị người nhà bán vào trong cung làm nô tì, cách biệt với thế giới bên ngoài suốt thời gian dài. Hơn nữa, phần lớn cuộc sống hạn hẹp của họ đều dành để hầu hạ chủ nhân.
Khi triều đại tan rã, công việc của họ tự nhiên biến mất, phải xuất cung, phải tự mình tìm kiếm lối ra. Người nào may mắn thì sau khi xuất cung được đoàn tụ cùng gia đình, nhờ người nhà tìm cho một người đàn ông thật thà an phận để xuất giá. Nhưng căn cứ vào các ghi chép lịch sử, những trường hợp như thế vô cùng hiếm hoi. Để có thể xuất giá, các cung nữ phải trẻ trung, nhan sắc chưa tàn phai.
Nhưng đại đa số các cung nữ Thanh triều sau khi xuất cung tuổi đã không còn nhỏ, để có thể tiếp tục sống, một bộ phận trong số họ phải lựa chọn làm kỹ nữ.
Suy cho cùng, sống trong cung lâu như vậy, nhìn sắc mặt để đoán ý, mua vui cho người khác cũng là chuyện không quá khó. Dựa vào chút khả năng này để mời chào khách đều không thành vấn đề.
Nhưng cũng có một bộ phận cung nữ hầu hạ người khác thành quen, bản thân không hề có kỹ năng gì, chỉ có thể làm lại công việc cũ.
Làm nha hoàn, đầy tớ cho người giàu cũng có thể coi là lối thoát không tồi. Dẫu sao họ cũng làm công việc mà bản thân thuần thục nhất, theo hầu hoàng thân quý tộc và hầu hạ người giàu cũng không có gì khác biệt.
Có thể nói bấy giờ, nhu cầu thuê cung nữ làm nô bộc rất lớn, ngoài lý do họ đã trải qua huấn luyện chuyên nghiệp, khả năng làm việc tốt, họ còn mang đến trải nghiệm có chút kỳ diệu.
Tất nhiên, cũng có một vài cung nữ không may mắn, không tiếp xúc với mọi người trong xã hội một thời gian dài, vừa xuất cung đã bị lừa, bán làm nô lệ là chuyện không hiếm gặp, người và của đều không còn. Thảm cảnh nhất là những hoàn cảnh chết đói nơi đầu đường xó chợ.
Tại sao những cung nữ này sau khi xuất cung không dám xuất giá?
Có ba nguyên nhân chính giải thích cho việc này.
Đầu tiên phải kể tới những điều đã nhắc tới phía trên, các cung nữ nhiều năm sống trong cung, đã có phần lớn tuổi, nhan sắc phai tàn, tất nhiên không thể lọt vào tầm ngắm của đàn ông.
Nguyên nhân thứ hai, chúng ta đều biết rằng phụ nữ cổ đại nếu không thể sinh con thì sẽ bị nhiều người chê cười.
Nhưng rất nhiều cung nữ trong cung, mắc bệnh nhưng không được chữa trị tận gốc, lao động nặng nhọc trong nhiều năm khiến cho cả thể lực và tinh thần đều chịu gánh nặng, dẫn tới ứ huyết, không thể tự sinh con.
Đây chính là trở ngại lớn nhất ảnh hưởng tới việc xuất giá của họ. Nguyên nhân này được chính Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh tiết lộ.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân quan trọng khác từng được đề cập tới trong các bộ phim truyền hình chúng ta thường xem.
Trong chốn thâm cung đại viện, không chỉ có các phi tần tranh đấu lẫn nhau, mà giữa các cung nữ cũng tồn tại cuộc chiến một mất một còn để giành được sự khen thưởng của chủ nhân.
Giao tiếp với mọi người đều trong hoàn cảnh như vậy, lâu dần để lại rất nhiều hạn chế về tính cách, khiến họ không thể hòa nhập được với cuộc sống của người bình thường.
Vào thời phong kiến cổ đại, cung điện là nơi thường được những người bình thường khao khát hướng đến, bởi vì nếu có thể làm việc cho hoàng đế, chí ít họ không cần lo lắng về cơm ăn áo mặc. Thậm chí nếu có tài năng, họ còn có cơ hội được những nhân vật có quyền thế trọng dụng, để có thể trở thành một người có quyền lực.
Do đó, không ít người đàn ông đã không ngần ngại “phá hủy” cơ thể của họ để có thể vào cung điện làm hoạn quan, trong khi một số phụ nữ, dù họ không thể vào tiến cung như các phi tần, nhưng cũng nguyện vào cung để làm nô tỳ giúp việc.
Không thể phủ nhận những đóng góp của những người làm cung nữ thời phong kiến cổ đại. Từ thời nhà Tần đến nhà Thanh, họ có thể nói là một bộ phận lao động đặc biệt và không thể thiếu cho hoàng gia. Tuy công việc chủ yếu là giặt giũ, nấu ăn, quét dọn và hầu hạ cuộc sống của hoàng tộc, nhưng ngoại hình của các cung nữ nói chung không hề tệ một chút nào.
Sau khi trở về dân gian, các cung nữ sẽ có một cái nhìn xem thường với những người đàn ông bình thường mà chờ đợi những gia đình danh giá đến hỏi cưới.
Ngang trái thay, những nhà mà cung nữ muốn được gả vào lại không ngó ngàng đến họ. Đối với những gia đình danh giá, giàu có ở dân gian, những cô gái ở tuổi 25 là quá già. Bởi vào thời phong kiến cổ đại, các thiếu nữ sớm thì kết hôn ở tuổi 12 13, muộn thì 18 19.
Cho dù thế nào đi nữa, các cung nữ sau khi nghỉ việc, xuất cung, cuộc sống chắc chắn không thể so được với những chủ nhân của mình. Có thể nói họ chính là vật hy sinh của chế độ phong kiến.
Sống dưới đế chế phong kiến, các cung nữ không thể hưởng một cuộc sống của người bình thường,nhưng khi xuất hiện chế độ xã hội mới, họ lại cũng rất khó để hòa nhập.
Đây chính là nhóm phụ nữ đáng thương nhất khi mà thời đại có nhiều bước chuyển mình to lớn.
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/thanh-trieu-suy-vong-cung-nu-khong-dam-lay-chong-chi-vi-ly-do-nay-search/?id=292362″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]