(Yeni) – Dù vẫn sử dụng tiền hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết địa điểm in trên những tờ tiền này.
Chùa Phổ Minh (tờ 100 đồng)
Dù tờ 100 đồng đã ngừng sản xuất nhưng nhiều người vẫn giữ làm kỷ niệm. Mặt sau của tờ tiền có hình Chùa Phổ Minh – một địa danh tọa lạc tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Cao, là một trong những dấu tích quan trọng còn sót lại của một thời Đông A triều đại nhà Trần. Theo niên biểu, chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía Tây cung Trùng Quang của các vua Trần. Tuy nhiên, theo văn bia thì chùa được xây dựng từ thời Lý và đến năm 1262 được tu sửa với quy mô lớn. Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều dấu tích kiến trúc thời Trần.
Cảng Hải Phòng (tờ 500 đồng)
Tờ 500 đồng được phát hành vào ngày 15 tháng 8 năm 1989. Mặt sau của tờ tiền là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là cảng lớn thứ hai ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn, do Pháp xây dựng năm 1874, nối Vân Nam (Trung Quốc) bằng tàu hỏa.
Cảng Hải Phòng nằm giữa hai quận Hồng Bàng và Ngô Quyền của thành phố Hải Phòng. Nơi đây được coi là cửa khẩu xuất nhập khẩu quan trọng của cả nước.
Khai thác gỗ và vận chuyển bằng voi ở Tây Nguyên (tờ 1.000 đồng)
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Tây Nguyên, voi tượng trưng cho sức mạnh nên hình ảnh voi kéo gỗ đã được in trên tờ 1.000 đồng. Vào thế kỷ XX, đây là phương thức phổ biến ở Tây Nguyên. Đồng thời, hình ảnh này thể hiện sự gắn bó của người dân vùng cao với thiên nhiên, muông thú.
Nhà máy Dệt Nam Định (tờ 2.000 đồng)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhà máy dệt Nam Định được coi là nhà máy lớn nhất Đông Dương, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, bất khuất. Công nhân nhà máy dệt không chỉ đánh giặc giỏi mà còn tăng gia sản xuất, là hậu phương vững chắc tiếp tế cho bộ đội Việt Minh. Đồng thời, nhà máy dệt là nơi sản xuất ra các loại vải nổi tiếng của Việt Nam.
Thủy điện Trị An (tờ 5.000 đồng)
Mặt sau của tờ 5.000 đồng là hình ảnh nhà máy thủy điện Trị An. Nhà máy do Liên Xô đầu tư xây dựng năm 1984 và vận hành năm 1991, tọa lạc tại hồ Trị An, Đồng Nai. Nó cung cấp khoảng 1,7 tỷ KWh hàng năm cho cả nước.
Mỏ dầu Bạch Hổ (tờ 10.000 đồng)
Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam trong bể Cửu Long nằm ở Bà Rịa Vũng Tàu. Đây cũng là một trong những mỏ đặc biệt trên thế giới có trữ lượng cực lớn, trữ lượng dầu khí tại chỗ trên 500 triệu tấn được Vietsovpetro tổ chức khai thác với sản lượng cao, khoảng 12 triệu tấn/năm.
Chùa Cầu, Hội An (tờ 20.000 đồng)
Chùa Cầu là một ngôi chùa cổ được người Trung Quốc xây dựng vào thế kỷ 17, nằm trên cây cầu bắc qua sông Hoài. Ngôi chùa này là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
[yeni-source src=”https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/nhung-dia-danh-noi-tieng-duoc-in-tren-to-tien-viet-nam-nhieu-nguoi-tieu – -hang-ngay-ma-khong-biet-722531.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/nhung-dia-danh-noi-tieng-duoc-in-tren-to-tien-viet-nam – nhieu-nguoi-tieu-hang-ngay-ma-khong-biet-d371617.html” name=”giaitri.thoibaovhnt.vn”]