Trồng hoa hồng trong chậu giúp bạn dễ dàng di chuyển cây từ sân trước, sân sau, thềm nhà, ban công hay bất kỳ căn phòng nào bạn muốn.
|
Nếu bạn không có đất để thiết kế vườn, không có sân rộng rãi hay đơn giản là muốn luân chuyển những bông hồng đầy sức sống từ căn phòng này sang phòng khác, trồng hoa hồng trong chậu là giải pháp thích hợp. Cùng tham khảo mẹo phát triển khu vườn hoa hồng trong chậu theo hướng dẫn của các chuyên gia: |
|
Duy trì lịch tưới nước: Việc tưới thừa hay thiếu nước đều ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển của hoa hồng. Để kiểm tra hoa hồng có thiếu hay thừa nước hay không, bạn có thể dùng tay để kiểm tra đất, dùng máy đo độ ẩm, sau đó, áp dụng phương pháp tưới sâu (tưới nước chậm, thời gian dài) để nước thấm vào giá thể đất. Thời điểm thích hợp để tưới nước là sáng sớm – hạn chế các bệnh do đất ẩm – Ảnh: Thespruce |
|
Chọn đúng hoa hồng: Mặc dù các giống hoa hồng hiện nay đều đã được lai tạo để thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, song, mỗi khu vực có thổ nhưỡng, thời tiết… khác nhau sẽ hợp với những giống hoa hồng khác nhau. Cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí là tham khảo vườn hoa hồng của người trong khu vực, mua giống hoa hồng đã được họ trồng thành công. |
|
Giá thể đất trồng hoa hồng phải giàu sinh dưỡng, được xử lý các mầm bệnh hay các loại sâu có hại. Bạn có thể tham khảo và mua giá thể đất chuyên trồng hoa hồng tại các cửa hàng bán cây cảnh.
|
|
Chọn chậu lớn để cây có không gian sinh trưởngvà khả năng thoát nước tốt giúp cây có đủ không gian để phát triển cũng như hạn chế tối đa trường hợp thối rễ, nấm lá…
|
|
Tìm vị trí lý tưởng để đặt chậu cây: Vị trí tốt nhất để đặt chậu hoa hồng là nơi có nhiều ánh nắng trong không gian sống của bạn. Khi hoa hồng nở, bạn có thể tùy chỉnh mang chậu vào nhà, song, nên đặt chậu gần cửa sổ hay luân phiên mang chậu phơi nắng. |
|
Bón phân cho hoa hồng: Sau một thời gian sinh trưởng, giá thể đất ban đầu trong chậu không còn đủ dinh dưỡng để cây phát triển, ra hoa. Bạn cần cung cấp thêm dưỡng chất cho cây bằng cách bón phân. Có hai loại phân bạn có thể bón cho hoa hồng là phân hữu cơ và phân hóa học. Bạn có thể tham khảo cách bón phân và chu kỳ bón phân theo thông tin trên bao bì. |
|
Loại bỏ cỏ dại, các loại cây không cần thiết trong chậu hoa hồng vừa bảo vệ lượng dinh dưỡng, nước, không gian phát triển mà giá thể đất có thể cung cấp cho cây hoa hồng. Để đề phòng cỏ dại cũng như tăng độ ẩm cho đất, bạn có thể xem xét một lớp phủ trên bề mặt. |
|
Cắt bỏ hoa tàn giúp cây phát triển thêm nhánh phụ và cho hoa nhiều hơn. Việc cắt tỉa toàn bộ bụi hoa hồng ít nhất một lần mỗi năm cũng là một ý tưởng hay để cây hoa hồng của bạn tập trung phát triển rễ, thân, lá. |
|
Kiểm soát sâu bệnh: Một trong những ưu điểm của việc trồng hoa hồng trong chậu là bạn có thể giữ cây tránh xa các loài động vật phá hoại song nhược điểm là hoa hồng trong chậu dễ gặp các vấn đề như nấm, vàng lá, rầy… Để hạn chế điều này, bạn cần giúp chậu thoát nước, loại bỏ nhanh chóng sâu bệnh cũng như các dấu hiệu của nấm, rầy, sâu… |
|
Thay chậu và cắt tỉa rễ: Sau 2 hoặc 3 năm trong chậu, hầu hết hoa hồng sẽ bắt đầu tàn. Để tránh trường hợp này, bạn có thể cân nhắc việc thay chậu, cắt tỉa rễ cho cây hoa hồng ít nhất 1 lần/năm – thời điểm lý tưởng nhất để thay chậu, tỉa rễ hoa hồng là sau tết. |
An Huỳnh (theo BHG)
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/nhu-ng-meo-tao-khu-vuon-hoa-hong-trong-chau-a1523775.html” name=””]