Có người quyến rũ xinh đẹp hơn nhưng cũng không ít trường hợp tiền mất tật mang, thậm chí còn suýt mất mạng vì nâng ngực thẩm mỹ.
Theo thống kê gần nhất của Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Quốc tế (ISAPS) năm 2019, loại hình phẫu thuật thẩm mỹ được ưa chuộng hàng đầu là nâng ngực, với khoảng 1.8 triệu ca mỗi năm. Còn riêng tại Việt Nam, tỷ lệ này cũng ngày càng được nhiều người lựa chọn, với nhiều độ tuổi tác nhau. Nhu cầu tăng cao, các cơ sở thẩm mỹ mọc lên như nấm và không thiếu những cơ sở không có giấy phép hoạt động. Chính thực tế này đã làm cho tỷ lệ biến chứng thẩm mỹ nói chung và nâng ngực tăng cao.
Dĩ nhiên bất kỳ điều gì cũng mặt tốt và không tốt, phẫu thuật thẩm mỹ cũng thế. Không phủ nhận việc thẩm mỹ giúp nhiều người xinh đẹp, thành công hơn, nhưng ngược lại cũng đã có không ít người phải chịu những biến chứng nặng nề, đe dọa cả tính mạng sau khi bước lên bàn mổ.
Khoảng giữa năm 2018, ngôi sao nhạc Pop Thái Lan May Jeeranan Kitprasan đã đệ đơn kiện bệnh viện thẩm mỹ tại Hàn Quốc do ca phẫu thuật nâng ngực thất bại, làm cô ngặp nguy hiểm, tỷ lệ sống được bác sĩ dự đoán chỉ còn 10% và cô phải mất gần nửa năm trời để có thể sinh hoạt bình thường.
Được biết cuối năm 2017, May Jeeranan Kitprasan tới Seoul để nâng ngực nhưng ca mổ thất bại làm cho máu chảy liên tục và buộc phải chuyển tới bệnh viện đa khoa ở Seoul để chữa trị. May mắn sau 3 cuộc phẫu thuật bổ sung để loại bỏ toàn bộ silicon ra khỏi ngực nên đã giữ được tính mạng.
Nữ ca sĩ chia sẻ: “Tôi đã suýt mất mạng và giờ sống không làm được gì nhưng họ lại không quan tâm tới điều đó… Tôi quá dại dột khi tự mang tính mạng ra để thử thách”. May Jeeranan Kitprasan yêu cầu bệnh viện thẩm mỹ Hàn Quốc bồi thường 634.000 USD nhưng chỉ được trả 96.000 USD.
Sau khi trở về Bangkok cho tới 5 tháng tiếp theo, cô liên tục bị sốt, chảy máu và rò rỉ dịch ở vị trí phẫu thuật, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống hay vệ sinh. Vòng 1 của cô cũng không còn như trước, hai bên chênh lệch, có vết sẹo rất lớn.
Sự việc xảy ra năm 2019, cô gái gốc Việt tên Emmalyn Nguyen sống tại bang Colorado đã gặp biến chứng nguy hiểm sau khi nâng ngực dẫn tới thiệt mạng. Sau khi gây mê toàn thân, cô gái ngừng thở và ngừng tim, tuy nhiên nhân viên tại TMV sau 5 tiếng mới đưa nạn nhân đi cấp cứu. Hậu quả là cô bị ảnh hưởng não nghiêm trọng, phải sống thực vật suốt đời. Tới tháng 10.2020, cô mất do mắc thêm chứng viêm phổi.
Vụ việc chỉ được giải quyết xong vào tháng 6 mới đây, sau hơn hai năm kiện cáo.
Người ta đi nâng ngực để có núi đôi căng tròn và gợi cảm hơn, nhưng cô gái này lại khác hẳn, cô có tới 4 bầu ngực sau phẫu thuật. Cô gái 23 tuổi người Úc đã dành số tiền gần 6.000 USD (khoảng 137 triệu đồng) tiền tiết kiệm trong suốt 5 năm trời để làm ngực.
Tuy nhiên không hiểu sau bác sĩ lại đặt túi ngực thấp hơn rất nhiều so với mô tuyến vú, kết quả là như thế này đây.
Được biết ở anh, có tới 43% nữ giới tại đây cho biết họ lựa chọn ra nước ngoài để thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ để giúp giảm chi phí. Tuy nhiên nhưng không phải ai cũng có được kết quả như ý, với trường hợp này chẳng hạn.
Một cô gái người Anh Nichole Burnett (30 tuổi) đã quyết định dành 8.000 USD (khoảng 183 triệu đồng) để bay sang Thổ Nhĩ Kỳ để phẫu thuật nâng ngực. Nhưng không may sau đó, cô gái đã phải phẫu thuật loại bỏ hai bên ngực do nhiễm trùng và hoạt tử nghiêm trọng.
Đặt túi độn ngực từ cúp A lên cúp FFF, sau đó tăng lên cúp H và cuối cùng là cúp gì không thể gọi tên, người phụ nữ tên Dee Stein (53 tuổi, Mỹ) phải phẫu thuật bộ ngực nặng 14 kg và một bên túi ngực bị vỡ.
Lúc đầu, bà Dee cấy ghép ngực size 500cc, nhưng sau đó thấy bộ ngực lớn sẽ có lợi hơn nên đã tăng kích thước lên tới 1.300cc. Chưa dừng lại ở đó, về sau bà tiếp tục tới bác sĩ để tăng thể mô bên trong ngực mình tới 3.000 cc.
Tuy nhiên do kỹ thuật lỗi thời từ lâu nên một bên túi ngực của bà bị vỡ xẹp lép, nhưng bên còn lại vẫn căng cứng như quả bóng. Cuối cùng phải cầu cứu bác sĩ nhưng phần lớn đều “ngán ngẩm” vì nguy cơ rủi ro quá cao. Rất may khi ca phẫu thuật đã thành công.
Christine Nguyễn (27 tuổi) là cô gái người Mỹ gốc Việt cũng gặp di chứng do thẩm mỹ. Được biết, cô gái này bị eczema từ nhỏ, cô cũng từng một chuyên gia thẩm mỹ. Vài năm trước cô chọn phương pháp nâng ngực để tăng size từ cup B lên cup C.
Tuy nhiên chỉ sau 4 tháng, da cô gái trở nên bong tróc, phồng rộp toàn thân, gương mặt phù lên như bị phỏng. Cô thậm chí không thể đi đâu, tắm rửa cũng phải nhờ mẹ hỗ trợ.
Tại Việt Nam, trên mạng xã hội cũng từng có không ít những bài viết cảnh bác kèm theo hình ảnh thẩm mỹ gặp biến chứng đáng sợ. Người phụ nữ trong câu chuyện gặp biến chứng nâng ngực, vòng 1 sưng phù, ửng đỏ và bị hoại tử.
Trường hợp khác nâng ngực ở một cơ sở thẩm mỹ tại Hà Nội bị ảnh hưởng tinh thần nặng vì đẹp đâu không thấy, chỉ thấy vòng 1 bên lớn bên nhỏ, sưng đau, rỉ máu và huyết bầm nghiêm trọng.
Phẫu thuật nâng ngực hỏng để lại di chứng khó thay đổi trong tinh thần và cơ thể của người phụ nữ.
Những biến chứng cũng rất thường thấy đó là đặt túi độn ngực không đều, bên lớn bên nhỏ rất mất thẩm mỹ, chị em chỉ còn biết kêu trời.
Những ca biến chứng vì nâng ngực thẩm mỹ gần như không ngừng xuất hiện. Vậy chị em cần làm gì để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ này?
Lựa chọn không phẫu thuật khi không thực sự cần thiết
Có nhiều trường hợp chị em lựa chọn thẩm mỹ vòng 1, có thể là vì sở hữu body 2 lưng, hai bên ngực không đều, ngực biến dạng do tai nạn, phụ nữ sau sinh bị sa trễ nặng… Nhưng cũng có những trường hợp chị em nâng ngực vì muốn xinh đẹp, quyến rũ hơn hay vì nghiện thẩm mỹ nên làm hoài. Tuy nhiên cần nhớ rằng, ca đại phẫu này cũng có tỷ lệ nguy cơ không nhỏ, trường hợp không thực sự cần thiết nên từ bỏ, chấp nhận và yêu thương bản thân theo cách an toàn hơn.
Thử những phương pháp tăng kích cỡ vòng 1 tự nhiên
Mặc dù không tăng kích thước vòng 1 nhanh chóng chỉ sau 1 giờ đồng hồ như phẫu thuật thẩm mỹ nhưng các phương pháp tăng kích cỡ vòng 1 bằng vận động hay ăn uống đảm bảo được tính bền vững và an toàn.
Chị em có thể tham khảo thêm một số bài tập tốt cho núi đôi được các chuyên gia chia sẻ trên một số nền tảng mạng xã hội, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt cho sự phát triển mô tuyến vú (đậu nành, đu đủ, rau củ quả, hạt óc chó, hạt điều…)
Lựa chọn cơ sở và phương pháp an toàn
Hiện nay nâng ngực đặt túi độn là phương pháp phổ biến, được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện và mức độ an toàn cao hơn. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý lựa chọn bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín, trách nhiệm, có giấy phép hoạt động, bác sĩ phẫu thuật có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như giấy phép hành nghề.
Theo PGS.TS.BS Đỗ Quang Hùng – tổng thư ký Hội Thẩm mỹ TP.HCM, trưởng khoa tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, đường mổ theo nếp vú dưới, phía ngoài là một đường mổ có nhiều ưu điểm vượt trội. Bác sĩ dễ dàng đưa trực tiếp túi ngực đi vào khoang đặt túi, không đi qua các tuyến mồ hôi, tuyến sữa nên tỷ lệ nhiễm trùng và bao xơ co thắt thấp, giấu được sẹo trong tư thế đứng và nằm, phù hợp với phụ nữ Việt Nam.
Nên chọn thực hiện nâng ngực ở bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo kết quả đẹp và độ an toàn cao hơn.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/nhung-pha-nang-nguc-khong-thanh-lam-cac-nang-them-chun-buoc-d284512.html” alt_src=”” name=””]