Bôi sơn lên vết cắt, tỉa quá nhiều…. là những lỗi thường gặp khi cắt tỉa cây khiến cây sinh trưởng và phát triển chậm.
|
Việc cắt tỉa cây đúng thời điểm có thể thúc đẩy sự phát triển, tăng cường nụ và làm giảm các bệnh thực vật phổ biến như bệnh phấn trắng. Tuy nhiên, việc cắt tỉa cây không đúng thời điểm hay cắt quá nhiều, có thể ức chế quá trình ra hoa và gây ra các vấn đề khác. Cùng kiểm tra lỗi cắt tỉa thường gặp từ các chuyên gia. |
|
Cắt tỉa quá nhiều: Sau một thời gian sinh trưởng, cây hoa/bụi của bạn phát triển vượt quá mong muốn thúc đẩy ý tưởng “cắt tỉa” để cây trở lại hình dáng ban đầu. Tuy nhiên, việc cắt tỉa quá nhiều thân, cành sẽ ảnh hưởng không ít đến hệ thống nhánh và rễ cây, khiến cây dễ suy, yếu. Giải pháp trong trường hợp này là cắt không quá 1/3 khối lượng cây. |
|
Lỗi phổ biến nhất mà mọi người mắc phải khi cắt tỉa những cành cây đang ra bông hay trái. Việc này không gây hại cho cây nhưng nếu lập đi lập lại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Giải pháp cho trường hợp này là bạn nên chú ý thời gian cắt tỉa cây vào thời điểm cây đã nở hoa hết hay đã thu hoạch trái.
|
|
Cắt ngọn không phải là cách thích hợp để cắt tỉa cây và hiếm khi là lựa chọn tốt để giảm kích thước của cây bụi lớn. Việc cắt tỉa cành lớn một cách bừa bãi để giảm chiều cao của cây hay sự phát tàng của cây. Cách tiếp cận tốt hơn: Giảm kích thước của cây hoặc cây bụi bằng cách cắt bớt những cành cây cao, những cành cây liền kề nhau. |
|
Bôi hắc ín hoặc sơn vào vết cắt tỉa: Bạn có thể đã thấy nhựa đường hoặc sơn được bôi lên thân cây hoặc cành cây lớn nơi ai đó chặt cành. Trước đây, điều này được cho là có thể ngăn ngừa sâu bệnh thâm nhập, tấn công cây thông qua vết cắt. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh ngược lại – tạo môi trường thuận lợi để các nguyên nhân gây bệnh phát triển – Ảnh: Lawnstarter |
|
Loại bỏ các cành lớn chỉ bằng một lần cắt có thể khiến cành cây rơi vào người bạn khi nó tách khỏi cây. Để tránh tình huống này, bạn có thể sử dụng phương pháp cắt tỉa ba lần cho các cành có đường kính lớn gồm cắt lần một ở vị trí dưới thân cành, lần cắt thứ hai cách chỗ cắt dưới vài cm, lần cắt thứ ba loại bỏ hoàn toàn cành cây. |
|
Cắt tỉa vội vàng: Đừng bao giờ vội vàng cắt tỉa các loại cây, hoa trong vườn bạn. Điều này có thể dẫn đến việc bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho việc sửa chữa, thậm chí loại bỏ các cây/hoa đã bị cắt tỉa sai. Các bước tỉa đúng: Ưu tiên loại bỏ những cành hư; loại bỏ các cây/càng đang giao nhau… Các loại cây không nên tỉa vào mùa thu: |
|
Đỗ quyên: Việc cắt tỉa đỗ quyên vào mùa thu sẽ loại bỏ nụ hoa của chúng và ngăn không cho cây nở hoa vào mùa xuân năm sau. Để tránh điều này, chỉ cắt tỉa đỗ quyên vào cuối mùa xuân đến đầu mùa hè, thời điểm cắt không quá ba tuần sau khi cây kết thúc thời kỳ nở hoa. |
|
Thay vì cắt tỉa vào mùa thu, nên cắt tỉa bụi tử đinh hương ngay sau khi chúng nở xong vào cuối mùa xuân đến đầu mùa hè. |
|
Susan mắt đen: Nếu bạn muốn có nhiều hoa cúc đen hơn cho khu vườn của mình, hãy bỏ qua việc cắt tỉa vào mùa thu và để cây tự gieo hạt. |
|
Các loại hoa cẩm tú cầu như hoa cẩm tú cầu oakleaf, bigleaf, mountain và hoa cẩm tú cầu leo… chỉ nên được cắt tỉa vào mùa xuân hoặc mùa hè sau khi cây ngừng ra hoa. |
|
Hoa lài ít cần bảo dưỡng, dễ chăm sóc nhưng cũng thường ra hoa vào mùa xuân, vì thế việc tỉa cây vào mùa thu sẽ làm giảm nụ hoa của cây và làm giảm kích thước hoa. |
|
Lá của cây chuông san hô (Heuchera) không nên được cắt tỉa nhiều vào mùa thu vì chúng giúp bảo vệ tán cây trong suốt mùa đông. Hãy đợi đến mùa xuân để cắt tỉa cây nếu bạn vẫn thấy cần. |
An Huỳnh (theo BHG)
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/nhung-sai-lam-khi-cat-tia-cay-a1527965.html” name=””]