Triệt phá kho mỹ phẩm “pha-ke”, hội nghiện skincare tá hoả vì có chai kem chống nắng rất hot
Cụm từ skincare giờ đã là thuật ngữ quen như cơm bữa trong chu trình sinh hoạt hằng ngày của nhiều chị em. Nhu cầu tăng cũng đồng nghĩa với việc có nhiều khúc mắc trong khâu cung cấp. Vấn nạn làm mỹ phẩm giả, nhái cũng đã nhiều lần gây nhức nhối trong dư luận. Nhiều trường hợp dùng sản phẩm “pha-ke” không có tác dụng làm đẹp vẫn còn may mắn so với những case kích ứng, dị ứng da phải nhập viện.
Mới đây, Cục Điều tra Trung ương Thái Lan đã công bố một tin khiến không chỉ người tiêu dùng ở xứ chùa Vàng, mà còn ở các nước Châu Á phát hoảng.
Theo đó, giới chức trách Thái Lan đã kết hợp điều tra cùng một số Bộ, Ban, Ngành liên quan đã công bố phát hiện 1 kho hàng chứa hơn 18 thương hiệu mỹ phẩm nhái. Hàng loạt hàng fake được bày bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử, ước tính đạt giá trị 48 tỉ VNĐ.
Không chỉ có các thương hiệu bình dân mà còn có rất nhiều cái tên hot hit, cao cấp được nhiều chị em đặc biệt ưu ái như Estee Lauder, Clarins, SK-II… Các loạt chai lọ đều được làm giả một cách tinh vi, giống hàng chính hãng từ nhãn mác cho tới bao bì. Những người thường có thói quen mua mỹ phẩm từ các shop xách tay, thay vì store chính hãng thì đây quả thực là điều đáng quan ngại. Bởi thậm chí những người xách tay cũng có thể là nạn nhân của trò chơi làm hàng giả này từ phía nhà phân phối.
Giao diện long lanh của những chai lọ bị cảnh sát phanh phui. Nếu không phải là người thực sự sành sỏi, hẳn họ cũng sẽ bị những món đồ fake này qua mặt.
Nhức nhối nhất là những chai mỹ phẩm quốc dân, được đại đa số các chị em ưu ái như tẩy trang cho da nhạy cảm của Bioderma và kem chống nắng kiềm dầu Anessa.
Sản phẩm càng được bán với giá “đại hại giá” lại càng nằm trong tầm nghi ngờ là hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nhưng cũng không ngoại lệ trường hợp sale mà có thể nhắm mắt mua đại khái ở store không chính hãng.
Mặt hàng nào càng được ưa chuộng, có giá thành “hạt dẻ”, vừa túi tiền lại càng dễ làm giả. Thông thường, các dưỡng chất trong những chai lọ bị phanh phui này rất nghèo nàn. Có thể ở bảng thành phần được in dày dặn các dưỡng chất nhưng thực tế, bên trong lại chỉ có lèo tèo vài cái tên.
Trước đó, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội triệt phá ổ sản xuất serum Vitamin C Balance 30ml giả với tại thôn Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.
Không chỉ vậy, Innisfree và Chanel là hai cái tên tiếp theo bị làm giả.
6600 chai sữa tắm Coco Mademoiselle Chanel Paris 350ml và 1350 chai sữa tắm hương hoa cỏ Innisfree 330ml là tổng số lượng sản phẩm của hai thương hiệu bị làm giả lần này.
Với công nghệ làm giả ngày một tinh vi, cộng thêm các chiêu trò quảng cáo trên mạng xã hội sẽ càng khiến người tiêu dùng dễ dàng rơi vào “bẫy” hàng giả. Câu chuyện phân biệt hàng thật và hàng giả càng chi tiết bao nhiêu sẽ lại càng tạo cơ hội cho các bên làm giả thêm xảo quyệt hơn. Trò chơi bán hàng fake sẽ không có hồi kết nếu người tiêu dùng thiếu đi sự tỉnh táo khi mua hàng.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/triet-pha-kho-my-pham-fake-hoi-nghien-skincare-ta-hoa-vi-co-chai-kem-chong-nang-quoc-dan-d304530.html” alt_src=”” name=””]