Thoạt nhìn vào căn phòng, ai nấy đều có cảm giác ấm áp, ngọt ngào nhưng không ngờ những chi tiết có thể gây nguy hiểm cho bé Zoey.
Thiết kế phòng ngủ cho bé tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải vậy, hàng năm trên thế giới vẫn có những ca tai nạn đau lòng xảy đến với trẻ chỉ vì những bất cẩn, chủ quan của bố mẹ khi bày trí phòng ngủ cho con không lường trước được hết những nguy hiểm.
Mới đây, khi căn phòng ngủ sang xịn của tiểu công chúa thứ 3 nhà Quỳnh Anh và bạn trai giấu mặt được công bố đã thu hút sự chú ý của mọi người. Theo đó chính bà mẹ đã đăng tải đoạn video ngắn quay lại khung cảnh chiếc giường ngủ riêng của bé Zoey là một chiếc cũi bằng gỗ rộng rãi, được trải xung quanh là những tấm đệm ga màu trắng có thêm một chú thỏ nhồi bông đặt cuối góc giường.
Zoey đang ngủ ngon lành trong chiếc cũi ấy và vẫn được mẹ khéo léo che mặt. Thoạt nhìn đó thực sự là một khung cảnh ấm áp mà chắc hẳn người làm mẹ lần 3 như Phạm Quỳnh Anh cũng phải cảm thấy quá ngọt ngào. Tuy nhiên với những người có kinh nghiệm đã tinh ý nhìn ra được sự nguy hiểm trong căn phòng này.
Theo đó chiếc cũi của bé Zoey được mẹ Phạm Quỳnh Anh đặt ngay cạnh tường, tuy nhiên phía trên bức tường ấy là 3 chiếc tranh khổ lớn được treo. Những chiếc tranh này rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho em bé trong những trường hợp không thể đoán chắc được. Vì thế đã có người lên tiếng nhắc nhở bà mẹ 3 con. Hy vọng nữ ca sĩ sẽ xem xét đến vấn đề này để đảm bảo an toàn cho bé Zoey.
Ngoài ra ở một bức hình hiếm hoi khác cũng chia sẻ khoảnh khắc Phạm Quỳnh Anh đang ôm con nằm ngủ, tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc trong thời gian đầu làm mẹ bỉm. Zoey vừa chào đời nhưng sở hữu vóc dáng khá trộm vía, gương mặt bầu bĩnh, cặp má phúng phính và đã được mẹ làm đẹp cho bằng việc xỏ khuyên tai.
Việc thiết kế phòng ngủ cho con gái của Phạm Quỳnh Anh đã phạm phải 1 trong 10 sai lầm khiến em bé có thể gặp nguy hiểm. Dưới đây là 10 sai lầm đó các bậc cha mẹ khác cần lưu ý: 1. Chọn cũi chắc chắn, an toàn Không phải tất cả các loại cũi đều đảm bảo 100% an toàn cho bé. Cho nên khi thiết kế phòng cho trẻ nhỏ, trước hết bạn cần một chiếc cũi bền và an toàn để tránh những rủi ro có thể làm bé ngã. Hãy xem xét, lắc thử để kiểm tra độ bền của cũi khi mua. 2. Tạo không gian an toàn trong nôi Em bé dành hầu hết thời gian ở trong nôi kể từ khi sinh ra cho đến lúc 1-2 tuổi. Do đó, bạn cần phải chắc chắn rằng khu vực này không có bất cứ đồ vật gì có thể gây hại tới bé. Những vật dụng nhỏ có thể khiến bé nghẹt thở khi nghịch ngợm đưa vào mồm; hay những con gấu bông dễ dàng gây hen suyễn nên hạn chế xuất hiện. Những chiếc chăn của bé nên được để gọn gàng để tránh làm vướng víu trẻ khi tập lẫy hoặc bò. 3. Đặt giường cũi cách xa cửa sổ Cửa sổ là nơi ánh sáng mặt trời đi vào làm căn phòng trở nên sáng sủa hơn. Tuy nhiên, đó không phải là nơi an toàn để đặt cũi. Cửa kính của cửa sổ có thể bị vỡ mà không hề được báo trước. Hơn nữa, khi trẻ nhoài người đứng dậy có thể khiến trẻ ngã mà ngã gần cửa sổ thì vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên đặt cũi cách cửa sổ 1-2m. 4. Cẩn thận với rèm cửa Các bậc phụ huynh cần chú ý tới rèm cửa, nhất là rèm không dây. Nhiều khi trẻ nghịch ngơm với tới thì vô cùng nguy hiểm. Ngoài việc rèm rơi vào trẻ thì còn đã có những trường hợp trẻ bị nghẹt thở vì rèm cửa. Cho nên, khi trong gia đình có rèm cửa thì hãy chắc chắn rằng đừng để trẻ với tay tới. 5. Đường dây điện Khi thiết kế phòng cho trẻ, gia đình nên để đường điện ẩn vào bên trong tường tránh bị điện giật. Khi nhà có trẻ thì điều này càng trở nên quan trọng hơn bởi dây điện loằng ngoằng, cách lắp điện rối rắm sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ. Nếu trót lắp đặt đường điện hở, nên bọc các miếng nhựa an toàn và để ẩn dưới các lớp thảm, giấy dán tường. Đặc biệt, bạn phải bịt hết các ổ cắm điện trong phòng trẻ. 6. Vành đai cũi Khi thiết kế cũi cần đính kèm các vành đai an toàn để giữ trẻ. Bởi nếu không có vành đai, trẻ sẽ không có điểm tựa, điểm bám dễ gây nguy hiểm. 7. Cất vật phẩm chăm sóc trẻ đúng cách Nhiều mặt hàng chăm sóc trẻ nếu vô tình bạn để trẻ với tới, chúng sẽ nghịch và gây nguy hiểm cho trẻ nhất là vật phẩm dạng bột dễ nhiễm độc. Vì vậy hãy để tránh xa tầm với của trẻ và chắc chắn tất cả đã được đậy thật chặt. 8. Sử dụng sơn không độc hại Khi sử dụng sơn các hợp chất hữu cơ sẽ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Đối với thiết kế phòng cho trẻ, tránh sử dụng lớp sơn mà tiêu chuẩn của nó có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe bởi khi đó mức độ nguy hiểm tới trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp 2 lần. 9. Sắp xếp đồ nội thất an toàn đúng cách Khi trẻ biết bò và tập đi chúng sẽ leo trèo lên đồ nội thất, thậm chí có trẻ còn chui cả vào ngăn kéo. Điều này gây nguy hiểm cho trẻ. Cho nên hãy chắc chắn tất cả đồ nội thất đều được bảo vệ đúng cách và an toàn. Ngoài ra, không nên đặt TV lên nóc tủ vì khi trẻ bám víu có thể khiến TV rơi đè lên trẻ. Tại Việt Nam đã có trường hợp trẻ em bị chấn thương sọ não, thậm chí là chết do bị TV đè. 10. Chọn ánh sáng phù hợp và thông gió Đối với trẻ nhỏ, bạn cần lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng êm dịu. Ánh sáng chói không tốt cho thị giác nhạy cảm của trẻ. chứ đừng nên đưa quá nhiều ánh sáng chói. Hơn nữa, khi thiết kế, bạn cũng nên nghĩ tới mua thêm một bộ lọc không khí để loại bỏ hóa chất độc hại trong phòng. |
[yeni-source src=”https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/pham-quynh-anh-chuan-bi-phong-ngu-sang-xin-cho-con-gai-thu-3-nhung-dan-tinh-lo-lang-loi-sai-a571497.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con/pham-quynh-anh-chuan-bi-phong-ngu-sang-xin-cho-con-gai-thu-3-nhung-dan-tinh-lo-lang-loi-sai-c13a525685.html” name=””]