Nếu hạ vàng trong Tết xuống hóa vào ngày này, gia chủ cần phải thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ.
Lễ cúng Rằm tháng Giêng đối với đa số người dân Việt Nam rất quan trọng. Người Việt có quan niệm “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” để nói lên vị trí quan trọng của ngày lễ này trong đời sống. Thậm chí ngày xưa các cụ quan niệm như ăn Tết lần 2.
Dân gian cho rằng đầu xuôi thì đuôi mới lọt nên việc tổ chức ngày Rằm đầu tiên trong năm mới rất được quan tâm. Nhiều người tin rằng đi lễ chùa, sửa soạn mâm cúng thịnh soạn trong ngày Rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ được may mắn, phước lành.
1. Cách hóa vàng trong ngày Rằm tháng Giêng
Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, Rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, thấm nhuần Phật pháp.
Trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này.
Tuy nhiên đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí. Ngoài ra cần lưu ý:
– Nếu hạ vàng trong Tết xuống hóa vào ngày này, gia chủ cần phải thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ.
– Khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.
– Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
– Khi hóa vàng xong vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.
Đặc biệt vào ngày này nhiều gia đình sẽ dọn lại bàn thờ sau 1 mùa Tết đặt đồ cúng thắp hương, nếu lau dọn cũng cần phải nhớ kĩ những điểm sau.
2. Lau dọn lại bàn thờ sau Tết cần lưu ý 2 điểm
Không dùng nước lạnh để rửa bài vị
Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên).
Việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Khi thực hiện nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên
Trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa, hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.
Tốt hơn là với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả ra đồ cũ sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ hoặc hoá những đồ vật đó. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ram-thang-gieng-hoa-vang-xong-nho-lam-1-viec-nay-to-tien-phu-ho-ca-nam-may-man-d301150.html” alt_src=”” name=””]