Sao chổi xanh C/2022 E3 (ZTF) xuất hiện lần đầu tiên sau hơn 50.000 năm trên bầu trời hôm 12/1.
Sao chổi xanh, có tên chính thức là C/2022 E3 (ZTF), tiếp cận gần Mặt Trời nhất hôm 12/1.
Sao chổi Comet C/2022 E3. Ảnh: Dan Bartlett
Theo EarthSky, những người ở Bắc bán cầu sử dụng kính viễn vọng và ống nhòm có thể nhìn thấy ở đường chân trời phía đông bắc ngay trước nửa đêm để quan sát sao chổi C/2022 E3 trong hầu hết tháng 1.
Theo NASA, các sao chổi có thể khó phát hiện trên bầu trời đêm, nhưng sao chổi này phát sáng đều đặn khi nó di chuyển qua hệ mặt trời và mọi người có thể quan sát thấy nó bằng mắt thường.
Những người quan sát bầu trời có thể nhìn thấy sao chổi xanh bằng mắt thường khi nó tiến gần Trái Đất nhất vào đầu tháng 2, khi đó, có thể phát hiện ra nó gần ngôi sao sáng Polaris, còn được gọi là sao Bắc Đẩu.
Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được các nhà thiên văn học phát hiện vào tháng 3 năm ngoái bằng camera khảo sát trường rộng của Cơ sở thoáng qua Zwicky tại Đài quan sát Palomar, phía bắc San Diego./.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/sao-choi-xanh-lan-dau-tien-xuat-hien-sau-hon-50000-nam-20230114120906807.chn” name=””]