( Yeni ) – Sinh ra làm thành viên hoàng tộc, số phận của những nàng cách cách chẳng thể thoát khỏi bàn cờ chính trị. Ngay cả những nàng cách cách được vua cha yêu thương, chiều chuộng nhất cũng chịu chung số phận.
Công chúa ngây thơ được Khang Hy yêu thương nhất mực
Được Khang Hy yêu mến, cưng sủng, Lam Tề Nhi cách cách cách cách lớn lên vô cùng thuận lợi. Nàng rất ngây thơ, dễ thương, luôn miệng cười nói, lúc nào cũng rực rỡ, vô tư, được người yêu thích.
Khi đến tuổi trưởng thành, Lam Tề Nhi cách cách cũng có người trong lòng, đó chính là “thịnh thế lương thần” Lý Quang Địa – một nhà chính trị, nhà lý học trứ danh thời Khang Hy.
Kỳ thực, Khang Hy vì yêu thương con gái nên mới đầu cũng đồng ý gả Lam Tề Nhi cách cách cho mối tình đầu của nàng. Dự định đợi khi Lý Quang Địa công thành danh toại rồi sẽ chỉ hôn.
Thế nhưng, trời không chiều lòng người, khi Cát Nhĩ Đan – thủ lĩnh của Chuẩn Cát Nhĩ hãn quốc cải trang đến Bắc Kinh để hành hương đã vô tình bắt gặp Lam Tề Nhi cách cách và yêu nàng từ cái nhìn đầu tiên.
Ngay sau đó, Cát Nhĩ Đan hành động, cầu xin Khang Hy chỉ hôn Lam Tề Nhi cách cách cho mình. Lời cầu xin này được chấp thuận. Đến đây chắc nhiều người thấy lạ, Khang Hy và Cát Nhĩ Đan vốn là kẻ thù của nhau, việc Khang Hy chấp nhận gả con gái cho Cát Nhĩ Đan không phải là hành động đẩy con gái mình xuống hố lửa hay sao?
Trên thực tế, Khang Hy và Cát Nhĩ Đan khi đó vẫn chưa trở mặt thành thù. Để tạm thời hòa hoãn với Chuẩn Cát Nhĩ hãn quốc, tranh thủ thêm giời gian, Khang Hy chỉ có thể nhịn đau mà gả con gái yêu của mình là Lam Tề Nhi cách cách cho Cát Nhĩ Đan.
Nhận được chiếu thư chỉ hôn, Lam Tề Nhi cách cách đã biết bản thân mình đã dấn thân vào một con đường vô định. Khi chia tay với a ka ruột thịt của mình, nàng đã bắn một mũi tên, cho thấy quyết tâm lấy chồng theo chồng.
Đáng nói, mặc dù cuộc hôn nhân này là ép gả, ép cưới nhưng Cát Nhĩ Đan thực sự yêu thích Lam Tề Nhi cách cách. Chàng chăm sóc cho công chúa nhà Thanh vô cùng chu đáo, che chở yêu thương có thừa. Cũng nhờ vậy mà Lam Tề Nhi cách cách dần cảm động và chấp nhận người chồng ngoại tộc.
Kết cục đau buồn của nàng công chúa vốn được sủng ái
Thế nhưng, sau 10 năm chung sống êm đềm, Khang Hy và Cát Nhĩ Đan cuối cùng cũng mâu thuẫn triệt để. Lúc này thế lực của Cát Nhĩ Đan ngày càng mở rộng, Khang Hy cũng đã tích súc đầy đủ nhân lực vật lực để chiến tranh.
Hai bên trở mặt thành thù, không còn kiêng nể gì nữa. Đối với Lam Tề Nhi cách cách, đây thực sự là biến cố khiến nàng đau lòng, kiệt quệ. Một bên là cha, một bên là chồng, không ai quan tâm đến số phận của nàng.
Cùng cùng, Cát Nhĩ Đan thất bại, chàng bị chính anh trai mình chặt đầu. Điều này khiến Lam Tề Nhi cách cách đau lòng đến mức chết đi sống lại. Nàng cũng không đồng ý trở về hoàng cung nhà Thanh theo lệnh của Khang Hy, vận mệnh của nàng đã gắn bó với nơi thảo nguyên.
Hơn nữa, nàng còn một đứa con trai, nàng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ của riêng mình. Lúc này, Lam Tề Nhi cách cách sâu sắc cảm nhận được, nàng không còn là công chúa vô tư trước mặt Khang Hy nữa.
Song, không có chuyện gì là bất biến, vào những năm Khang Hy cuối cùng, Lam Tề Nhi cách cách đã trở lại Bắc Kinh để thăm Khang Hy và mẫu phi. Khang Hy đế lúc này đã già, sau nhiều năm không được gặp con gái thì vô cùng thương tiếc, tặng nàng một chiếc hộp âm nhạc.
Mới đầu, Lam Tề Nhi cách cách vô cùng vui vẻ khi được phụ hoàng tặng quà. Nhưng đến khi biến được mẫu phi của mình – Dung phi, đã bị Khang Hy nhốt vào lãnh cung lạnh lẽo, hàng ngày chỉ có thể làm những công việc bẩn thỉu, hạ mình sống qua ngày, Lam Tề Nhi cách cách đã tức giận đến mức đập vỡ hộp nhạc trước mặt phụ hoàng, khiến Khang Hy vừa buồn vừa tức.
Tiếp đó, Lam Tề Nhi cách cách từ chối tận hưởng cuộc sống bình yên, lựa chọn cùng con trai quay lại thảo nguyên sinh sống. Mãi mãi không quay lại hoàng cung nhà Thanh nữa.
Cách cách “ế” và chết yểu
Thường có câu “con vua không sợ không lấy nổi chồng” nhưng có vẻ như thực tế vẫn chứng minh điều ngược lại khi cũng có rất nhiều nàng Cách cách nhà Thanh phải chịu cảnh “ế”. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do số mệnh các nàng Cách cách quá ngắn hoặc không có chàng trai nào chiều chuộng nổi các nàng.
Được sinh ra trong hoàng gia, được ăn uống chăm sóc tốt nhất, có kẻ hầu người hạ, điều kiện y tế tốt nhất thì tuổi thọ phải cao hơn người bình thường chứ tại sao các Cách cách lại chết sớm như vậy? Có giả thiết cho rằng, họ phần lớn đều chết vì tương tư sầu muộn.
Trong số 20 Cách cách của vua Khang Hy chỉ có 8 nàng sống được đến tuổi trưởng thành còn lại đều chết trẻ. Có nàng công chúa thứ 18 chết yểu khi chưa đầy tháng. Những nàng Cách cách trưởng thành cũng chỉ có hai người qua 50 tuổi đó là công chúa thứ 6 thọ 57 tuổi và công chúa thứ 3 được 56 tuổi. Nếu làm phép tính thì tuổi thọ bình quân của các Cách cách của Khang Hy chỉ có 17 tuổi mà thôi.
Trong số 8 nàng đó, chỉ duy có Cách cách Tuyên Tông lấy phò mã Phù Trân là được hạnh phúc vì nàng là người dám đấu tranh, dám nói ra điều ấm ức của mình với phụ hoàng và được ủng hộ. Chính vì thế nàng và phò mã đã có cuộc sống hôn nhân viên mãn và sinh được 8 người con.
Như vậy, chuyện tình của các nàng Cách cách đời nhà Thanh xưa không hề lung linh như những câu chuyện trong phim ảnh. Dù là Hoàng tộc và có địa vị đứng trên vạn người, họ cũng không thể tự quyết định số phận của mình.
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/sinh-ra-duoc-khang-hy-sung-ai-tan-troi-nhung-vi-cong-chua-nay-van-om-han-chi-boi-dieu-nay-search/?id=301448″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]