Cùng tìm hiểu những điều đáng nể phục ở bố của các MC truyền hình nổi tiếng.
1
Vừa qua, MC Hoài Anh đã tiết lộ về người danh tính bố ruột tài giỏi của mình. Theo đó, bố cô làm nghề gì?
Đáp án
Bố của BTV Hoài Anh là ông Nguyễn Anh Kiệt – mộtcán bộ khoa học, chuyên gia về công nghệ thông tin. Ông là trưởng nhóm tham dự cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2005 với sản phẩm “Bản hòa âm tự động” – Midi Utility, cũng là người nhiều tuổi nhất trong số các thí sinh năm đó; Là thành viên nhóm phát triển phần mềm có khả năng hòa âm tự động “độc nhất” thế giới. Phần mềm này từng được Microsoft bảo đảm chất lượng, đưa lên trang web để bán.
Bác sĩ quân y.
Chuyên gia về công nghệ thông tin.
Nhà văn, nhà thơ.
2
Bố của Hoài Anh từng làm được điều gì sau đây?
Đáp án
Hoài Anh tự hào cho biết nhiều thành tựu đáng nể của bố: “13 tuổi chế tạo thành công động cơ tự động cho xe đồ chơi.
30 tuổi là một trong những kỹ sư đầu tiên của Việt Nam chuyển hệ tivi từ đen trắng sang màu. Hơn 60 tuổi – đạt giải thưởng APICTA khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và giải thưởng Nhân tài đất Việt về phần mềm hoà âm tự động sau ròng rã 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm.
65 tuổi, nhận bằng sáng chế của Cục Sở hữu trí tuệ cho phát minh động cơ đẩy nước cho tàu thủy bằng năng lượng điện, khác với các động cơ chạy bằng xăng dầu hiện đang phổ biến. Nguyên lý hoạt động của động cơ này là đầu tiên và duy nhất trên thế giới – một phát minh đang đợi hợp tác với các nhà sản xuất để đưa vào ứng dụng thực tế, góp phần mở ra thêm một hướng đi về năng lượng xanh.
Và giờ đây, dù mái đầu đã bạc trắng, ba vẫn đang tiếp tục những nghiên cứu tìm tòi mới với tâm thế say mê của một nhà khoa học mang những ước mơ bất chấp thời gian. Mình tự nhận mình có một gia thế khủng về truyền thống học tập, sáng tạo và ước mơ không ngừng nghỉ như thế”.
Chế tạo thành công động cơ tự động cho xe đồ chơi.
Một trong những kỹ sư đầu tiên của Việt Nam chuyển hệ tivi từ đen trắng sang màu.
Phát minh động cơ đẩy nước cho tàu thủy bằng năng lượng điện.
Tất cả các phương án trên đều đúng.
3
Hoài Anh từng kể gia tài lớn nhất của bố mình trong phòng làm việc tại nhà là gì?
Đáp án
Hoài Anh từng kể về căn phòng làm việc của bố trong ngôi nhà nhỏ: “Kể cả có là những ca khúc bất hủ, bạn sẽ cảm thấy ra sao nếu cứ nghe chúng lặp đi lặp lại nhiều giờ liền, nhiều ngày liền, nhiều tháng liền… và… nhiều năm liền có thể? Những âm thanh ấy đã vang lên trong căn nhà nhỏ của tôi, suốt những năm tháng tôi đi học, rồi thành sinh viên, rồi đi làm… Tôi đã lớn lên trong những thanh âm như thế, những thanh âm mà đến tận mấy chục năm sau này tôi mới hiểu, nó là cả ước mơ, tài năng, sáng tạo, là niềm tin tất thắng… của một con người; một nghiên cứu chưa từng có trên thế giới, một công trình được chắt chiu nuôi dưỡng, cần mẫn và vất vả nhưng say mê từ chính ngôi nhà bé nhỏ tuổi thơ tôi nơi góc phố Sài Gòn.
Ngôi nhà nho nhỏ, phòng làm việc của ba cũng nho nhỏ trong ngôi nhà ấy. Mọi thứ giản dị đến mức đơn sơ. Phòng tôi có gấu bông, có nệm mút, bàn, tủ phấn, tủ tường… Phòng ba duy nhất một cái bàn và một cái tủ, ngủ thì… nằm thẳng xuống sàn. Dùng điện thoại cục gạch mà người ta vẫn gọi là điện thoại thời “ơ kìa”, đi xe số, quần áo vài bộ có thể đếm trên đầu ngón tay…, gia tài lớn nhất của ba có lẽ là dàn máy tính. Từ căn phòng ấy, sáng, trưa, chiều, tối… ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm kia, những giai điệu vang lên – những giai điệu được chơi tự động bằng máy tính, với phần mềm do ba mày mò lập trình. Đôi khi chỉ là giai điệu của duy nhất một bài hát, bất hủ như “Hotel California” chẳng hạn, hoặc là một vài ca khúc mới đương thời. Nó lặp đi lặp lại đến mức khiến tôi thấy chẳng còn gì hay ở những ca khúc mà người ta đã mệnh danh là “sống mãi” ấy.
Ngày ấy, tôi vô tình, chưa đủ sự quan tâm để hiểu được rằng những thứ cứ lặp đi lặp lại ấy là bao nhiêu trăn trở, nghĩ suy, sáng tạo, hoài thai, là dằng dặc những đêm thức trắng… của na. Mỗi một lần chơi lặp lại bài hát đó là một lần na quyết tâm làm cho nó hay hơn, cho phần mềm của mình thông minh hơn. Những giai điệu mà ngày đó tôi chỉ nghĩ là một trong những thú vui giải trí của ông, chính là công trình nghiên cứu – phần mềm “Tự động hoà âm” mà hơn chục năm sau đó đã trở thành đại diện của Việt Nam được trao giải 3 trong cuộc thi APICTA – giải thưởng CNTT – Truyền thông thường niên dành cho các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với hội đồng Ban giám khảo quốc tế năm ấy gồm 5 người đến từ 5 quốc gia khác nhau”.
Chiếc điện thoại đắt tiền.
Những chiếc huy chương.
Dàn máy tính.
4
Còn đây là cố Giáo sư âm nhạc, Nhà giáo nhân dân Vũ Hướng. Ông là bố của MC nổi tiếng nào?
Đáp án
Đó là bố của MC Vũ Anh Tuấn. Giáo sư âm nhạc, Nhà giáo nhân dân Vũ Hướng sinh năm 1933, ông mất vào tháng 10/2021.
MC Anh Tuấn từng tâm sự về bố: “Tuấn lớn lên chịu sự giáo dục tương đối nghiêm khắc của gia đình. Tôi hài lòng vì công việc và sự nghiệp của Tuấn hiện nay trong vai trò là BTV, MC về âm nhạc. Quãng thời gian 17 năm học nhạc đã giúp ích cho Tuấn rất nhiều. Tiếc một điều là Tuấn đã hoàn thành hai năm cao học mà vẫn chưa thi tốt nghiệp để nhận bằng”.
Còn ông Vũ Hướng từng nói về con trai: “Tôi rất xúc động và cảm thấy bất ngờ khi biết Tuấn trả lời phỏng vấn báo chí đã nói rằng: Thần tượng của tôi chính là bố tôi. Tuấn cũng nói rằng cách sống và làm việc hết mình, thẳng thắn, trung thực, không luồn cúi ai của bố chính là tấm gương cho nó. Tôi tin là bất cứ ai khi nghe con mình nói điều đó cũng đều cảm thấy hạnh phúc vô bờ như tôi vậy”.
Tuấn Tú.
Anh Tuấn.
Danh Tùng.
5
Giáo sư Vũ Hướng từng làm chức vụ gì sau đây?
Đáp án
Phó giáo sư âm nhạc, nhà giáo nhân dân Vũ Hướng nguyên là Phó giám đốc Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Ông tham gia hoạt động văn nghệ từ nhỏ, trong Đội Thiếu nhi Thủ đô Tuyên truyền xung phong kháng chiến chống Pháp, rồi vào Thiếu sinh quân (Đại đoàn 308). Năm 1954, là diễn viên Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị. Năm 1956, ông theo học Trường Âm nhạc Việt Nam (Violoncelle khóa I).
Năm 1958, theo học Đại học Nhạc viện Quốc gia Bulgarie, năm 1965 về giảng dạy và làm Chủ nhiệm Khoa Đàn dây Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1978, ông lại tiếp tục học nghiên cứu sinh tại Nhạc viện Quốc gia Bulgarie. Năm 1982, trở về làm Giảng viên Đại học, rồi Phó giám đốc phụ trách đào tạo của Nhạc viện Hà Nội (1984).
Phó giám đốc Nhạc viện Hà Nội.
Đại học Văn hoá – Nghệ thuật Quân đội.
Giám đốc nhà hát kịch Hà Nội.
6
Đây là một trong những MC Thời sự đời đầu của VTV, đó là bố của BTV nào?
Đáp án
Đây là nhà báo Trần An Duyệt sinh năm 1947, được biết đến là một trong những người thuộc “thế hệ vàng” dẫn chương trình Thời sự. Khán giả năm xưa thường được “gặp” ông vào mỗi 8h tối trên sóng truyền hình. Ông vốn là một người dẫn chương trình nổi tiếng nên có những khán giả từng xem nhà báo An Duyệt dẫn Thời sự đã mơ ước sau này được làm truyền hình giống như thần tượng.
Đó là bố của BTV Trần Quang Minh từng dẫn Chúng tôi là chiến sĩ, Đường lên đỉnh Olympia, Đối mặt, Trẻ em luôn đúng… Không phải bố của “người đàn ông thời sự” Lê Quang Minh.
Nhà báo Trần An Duyệt cũng có con gái là BTV Hà Trang, Trưởng phòng Công nghệ của VTV2.
Quang Minh từng dẫn Thời sự 19h.
Quang Minh từng dẫn Chúng tôi là chiến sĩ.
7
Nhạc sĩ An Thuyên – tác giả “Ca dao em và tôi” có một người con là nữ ca sĩ từng làm BTV truyền hình của VTV. Đó là ai?
Đáp án
Cố nhạc sĩ An Thuyên là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Neo đậu bến quê, Ca dao em và tôi, Thơ tình của núi, Em chọn lối này… Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội; Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VII; Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông có con gái ruột là nữ ca sĩ, BTV Bông Mai. Bông Mai từng hoạt động ở VTV và quyết định nghỉ việc sau 12 năm gắn bó. Cô từng chia sẻ: “Về việc tôi chia tay VTV, không liên quan gì đến chuyện cá nhân, bất mãn hay bất cứ chuyện gì mang tính tiêu cực. Có thể coi đó là hết giai đoạn này, tôi chuyển sang giai đoạn khác theo hướng phát triển hơn, hướng tới hình ảnh tươi mới hơn.
Nó giống như một học sinh đã học hết khóa học và tốt nghiệp. Tôi vẫn coi VTV là trường đại học lớn, danh tiếng và không phải ai cũng được học, được vào làm việc ở đó. Bây giờ mình đã trưởng thành hơn, có cơ hội để phát triển thì mình nên nắm giữ”.
Bông Mai.
Mỹ Lan.
Diệp Anh.
8
Trong hình là BTV Mỹ Linh và người bố quá cố. Bố cô từng mang chức vụ gì dưới đây?
Đáp án
Bố của BTV Mỹ Linh – NSND Đình Quang là Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Ông sinh năm 1928, mất năm 2015. NSND Đình Quang là Giáo sư, Tiến sĩ, đạo diễn sân khấu, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu lý luận sân khấu, nghệ sĩ âm thơ.
Ông còn là nhà giáo, nhà quản lý, một trong những người sáng lập và là hiệu trưởng của Trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam (trước là Trường Ca kịch Dân tộc) rồi sau là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam (sáp nhập bởi Trường Nghệ thuật sân khấu và Trường Nghệ thuật Điện ảnh). Nhiều học trò đầu tiên của ông sau này là những đạo diễn, diễn viên nổi tiếng.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin.
Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
9
Nam MC nào có bố là nhà thơ, biên kịch nổi tiếng trong hình?
Đáp án
Cố biên kịch sân khấu, nhà thơ Lưu Quang Vũ là bố của MC Lưu Minh Vũ rất quen thuộc trên VTV3 một thời. Minh Vũ được nhiều khán giả nhớ đến với chương trình Hãy chọn giá đúng.
Lưu Minh Vũ là con trai của cố nhà biên kịch sân khấu, nhà thơ Lưu Quang Vũ và nữ nghệ sĩ Tố Uyên. Cuộc hôn nhân của cha mẹ anh kéo dài từ năm 1969 đến năm 1972.
Sau đó, cha anh kết hôn cùng người vợ thứ 2 là nhà thơ Xuân Quỳnh. Năm 1988, cha anh và nhà thơ Xuân Quỳnh cùng con trai họ – Lưu Quỳnh Thơ qua đời trong một vụ tai nạn xe ô tô ở Hải Dương.
Minh Vũ từng nói trong ký ức của anh, “má Xuân Quỳnh” là một nhà thơ nổi tiếng nhưng má cũng là một người phụ nữ của gia đình. Hồi bố, “má” và em trai ra đi, lúc đó Lưu Minh Vũ đã 18 tuổi, quãng thời gian hạnh phúc của gia đình anh đều chứng kiến.
Lại Văn Sâm.
Minh Vũ.
Đức Bảo.
10
Bố của MC Diễm Quỳnh cũng là một người giỏi giang. Ông đã hoạt động trong ngành nào?
Đáp án
Bố của Diễm Quỳnh là một nhà ngoại giao – ông Đặng Nghiêm Hoành từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc năm 1989 – 1997. Ông cũng là bạn của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan.
Tuy bận rộn với công việc của người hoạt động trong ngành ngoại giao nhưng cha của MC Diễm Quỳnh lại rất quan tâm đến các con. Diễm Quỳnh từng kể về người cha đáng kính của mình: “Trẻ con cần cả mẹ cả cha trong những chia sẻ gần gũi đời thường. Nhưng đôi khi người cha quên mất điều đó, cứ nghĩ rằng sẽ dành cho con những thứ to tát vĩ mô. Nhưng một lời thủ thỉ hay một cái xoa đầu âu yếm sẽ cho trẻ hơi ấm nhớ suốt đời.
Bố mình ngày xưa đêm nào cũng kể chuyện “Nồi cháo rìu ” cho 3 chị em khi đi ngủ. Bao năm trôi qua rồi, bố đã qua tuổi 80 và về cõi Phật, mình vẫn nhớ như in câu chuyện ru đêm giản dị đó.
Với mình, tình cha vừa lớn lao, mạnh mẽ, vừa ân cần, giản dị. Mong cho mọi đứa trẻ trên đời đều được hưởng tình cha như vậy”.
Chính sự quan tâm yêu thương của cha đã giúp Diễm Quỳnh trở thành một nhà báo thành công như ngày hôm nay. Cô từng là học sinh chuyên Văn trường THPT Chuyên Amsterdam, sau đó đi du học và thành thạo 3 thứ tiếng Anh, Nga và Trung.
Trong thời gian du học ở Trung Quốc thì cô đã được nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan mời về làm việc ở Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, vì tình yêu với nghề báo hình, Diễm Quỳnh đã từ chối và chọn một con đường khác.
Luật.
Quốc phòng.
Ngoại giao.
Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn “Xem thêm kết quả”
Xem kết quả
Oops! Rất tiếc bạn chưa biết nhiều lắm về những người bố tài giỏi của các BTV, MC nổi tiếng nhà đài. Không sao, hy vọng qua bài Quiz bạn đã biết thêm nhiều điều thú vị về họ.
Đừng quên ghé thăm Quiz Giải trí trên Yeni mỗi dịp cuối tuần nhé!
Wow! Bạn thật cừ và dường như là một khán giả trung thành của các MC VTV! Chúc mừng bạn đã vượt qua bài Quiz với kết quả đáng nể! Hãy chia sẻ bài Quiz xem bạn bè có trả lời đúng nhiều câu như bạn không nhé!
Chúc bạn cuối tuần nhiều niềm vui!
Làm lại quiz
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dieu-chua-biet-ve-nguoi-bo-ruot-tai-gioi-cua-btv-hoai-anh-quang-minh-anh-tuan-d304502.html” alt_src=”” name=””]