Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã xác định ngày 3 tháng 7 là ngày nóng nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1979.
Các phép đo của Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia của NOAA ghi nhận nhiệt độ không khí trung bình cả ngày trên bề mặt hành tinh là 17,01 độ C, vượt qua kỷ lục trước đó – 16,92 độ C – được thiết lập vào ngày 24/7/2022, theo Reuters .
Một cô gái che ô và đặt miếng giải nhiệt trên đường phố Bắc Kinh – Trung Quốc giữa đợt nắng nóng cuối tháng 6 – Ảnh: REUTERS
Nhiệt độ không khí trung bình trên toàn thế giới thường dao động trong khoảng 12 độ C, đây là mức trung bình cho cả vùng chúng ta đang sống và vùng cực rất lạnh.
Từ năm 1979 đến năm 2000, nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 16,2 độ C vào đầu tháng 7, đây là tháng rất nóng của mùa hè.
The Hill dẫn lời nhà khoa học Robert Rohde từ Đại học California tại Berkeley giải thích rằng nhiệt độ khắc nghiệt này là kết quả của cả biến đổi khí hậu và các hình thái thời tiết El Nino.
Kỷ lục “ngày nóng nhất” mới này có thể chưa kết thúc vì nhiệt độ được dự báo sẽ tiếp tục tăng từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, giữa mùa hè.
Góp phần vào đó, hiện tượng El Nino thường gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu được các nhà khoa học trên thế giới dự báo sẽ đạt đỉnh điểm vào những tháng cuối năm nay.
Ngay từ tháng 6, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã đạt mức ấm nhất từng được ghi nhận bởi đơn vị giám sát khí hậu Corpernicus của Liên minh châu Âu (EU) vào đầu tháng 6.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/the-gioi-vua-trai-qua-ngay-nong-nhat-lich-su-2023075101002899.chn” name=””]