( Yeni ) – Mặc dù thường xuyên chế biến các món ăn từ thịt lợn, thế nhưng không phải ai cũng biết cách để thịt không bị khô, dai và hôi khi nấu.
Là một nguyên liệu bổ dưỡng và có cách chế biến đa dạng, không khó để thịt lợn trở thành thực phẩm thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình. Trong thịt lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cao như protein, vitamin và nhiều khoáng chất tốt cho sức khoẻ khác. Với nguyên liệu này, bạn cũng có thể chế biến nhiều món ăn ngon như thịt kho tàu, thịt rang cháy cạnh, thịt lợn chiên xù, thịt lợn kho khoai tây…
Sau khi mua thịt lợn về, nhiều người có thói quen chần qua để loại bỏ tạp chất hoặc máu thừa sót lại và giúp miếng thịt sạch, bớt tanh. Thế nhưng chần thịt lợn với nước nóng hay nước lạnh mới đúng bởi nếu làm sai sẽ khiến miếng thịt hôi tanh và bị khô, dai khi ăn.
Theo nhiều đầu bếp có kinh nghiệm, thịt lợn trước khi chế biến nên chần qua với nước lạnh vì nếu sử dụng nước nóng, bề mặt miếng thịt sẽ bị co lại do gặp nhiệt độ cao. Khi đó, phần máu thừa trong miếng thịt lợn không thể lấy được hết và làm cho thịt bị tanh hôi và khô. Thậm chí, đôi khi cách làm này còn khiến các chất độc có trong thịt bị thấm ngược trở lại bên trong và gây ảnh hưởng đến người sử dụng.
Trong khi đó, nếu chần thịt lợn bằng nước lạnh, nhiệt độ nước tăng dần sẽ giúp cho phần máu cặn trong miếng thịt tiết ra từ từ, nhờ vậy mà miếng thịt của bạn sẽ không có mùi hôi tanh khi chế biến xong.
Những lưu ý nên biết khi chần thịt lợn:
– Trước khi chần, nên ngâm miếng thịt lợn trong nước khoảng 3 giờ đồng hồ vì thao tác này sẽ giúp phần máu thừa trong miếng thịt được làm sạch và thơm ngon hơn khi chế biến.
– Khi chần thịt lợn, nếu thấy nước trong nồi sôi lên thì cần điều chỉnh lửa nhỏ lại. Nhờ thế mà có thể tiết kiệm điện hoặc gas và cũng tránh cho máu cặn đọng lại trong miếng thịt lợn.
Cách chần thịt lợn trước khi chế biến
Nguyên liệu
– Thịt ba chỉ: 1 kg
– Nước, gừng tươi
– Rượu nấu ăn: 10ml
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế miếng thịt
Thịt ba chỉ sau khi mua về sẽ được rửa sạch rồi ngâm vào một chậu nước lạnh trong khoảng 3 giờ đồng hồ. Trong thời gian ngâm miếng thịt, nên thay nước khoảng 1 đến 2 lần để giảm bớt mùi tanh và lấy đi phần máu thừa còn lại trong miếng thịt.
Trước khi mang thịt lợn đi chần, bạn cũng có thể ngâm miếng thịt này trong nước muối để phần máu thừa trong miếng thịt tự tiết ra ngoài và giúp miếng thịt không còn mùi tanh khi chế biến.
Bước 2: Chần thịt lợn
Rửa lại miếng thịt lợn thật sạch rồi cho vào nồi. Thêm vào 1 ít gừng tươi, 10 ml rượu nấu ăn và đổ nước xâm xấp mặt miếng thịt. Sau đó, bật bếp đun đến khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm 5 phút.
Bước 3: Chuẩn bị chế biến hoặc bảo quản
Vớt thịt lợn ra khỏi nồi và đặt vào một bát nước lạnh. Sau khi ngâm thịt khoảng 3 phút thì vớt ra và mang chế biến thành các món ăn khác nhau như thịt kho, thịt xào, thịt rang… Nếu không sử dụng hết phần thịt đã chần qua, bạn có thể đặt chúng vào hộp có nắp đậy hoặc túi zip để bảo quản ngăn đá.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/thit-lon-mua-ve-dung-voi-che-bien-chan-voi-thu-nuoc-nay-de-thit-mem-thom-ngon-hon-han.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/thit-lon-mua-ve-dung-voi-che-bien-chan-voi-thu-nuoc-nay-de-thit-mem-thom-ngon-hon-han-d352197.html” name=”Xe và Thể thao”]