Trẻ bị đau mắt nếu như không được chữa trị có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Sớm phát hiện và xử lý đúng cách sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh, tránh được những biến chứng.
Trẻ bị đau mắt thường có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. bệnh tTrong những trường hợp bình thường, cha mẹ chỉ cần rửa sạch và lau khô mắt cho bé hằng ngày là được.
Trẻ bị đau mắt rất khó chịu. (Ảnh minh họa)
Nếu quan sát thấy mắt con có thêm các biểu hiện phát triển nghiêm trọng thì cần đến sự can thiệp của các bác sĩ và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn. Cha mẹ cũng không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt dành cho trẻ nhỏ hoặc bất kỳ loại thuốc chữa đau mắt nào.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị đau mắt
– Trẻ bị đau mắt có ghèn vàng, xanh
– Mí mắt của bé sưng hoặc sụp xuống
– Trong mắt trẻ có nước mắt và chất nhầy
– Trẻ hay chảy nước mắt
– Bé bị đau mắt sưng đỏ
– Một số bé bị đau mắt lâu ngày còn có thể có màng ở mắt
Khi trẻ bị đau mắt có thể sẽ không gây sốt hay bỏ ăn nhưng sẽ gây khó chịu và khiến trẻ quấy khóc.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt
Có một số nguyên nhân chính gây đau mắt ở trẻ như:
– Dị ứng: Thường xảy ra khi kết mạc của bé phải chịu một tác động hoặc kích thích nào đó dẫn đến sưng đỏ hoặc bị ngứa, nước mắt chảy ra nhiều. Những tác nhân tác động đến có thể là gió, không khí ô nhiễm, phấn hoa…
– Virus, vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như Adenovirus hoặc tụ cầu, phế cầu, liên cầu là những loại virus vô cùng nguy hiểm, có thể gây nên bệnh đau mắt đỏ ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi hệ miễn dịch còn non nớt.
Bé bị đau mắt có thể có nguyên nhân từ đau mắt đỏ. (Ảnh minh họa)
– Tắc tuyến lệ: Thường gặp phải nhiều nhất ở trẻ sơ sinh do nước mắt tự nhiên không thoát ra ngoài được khiến mắt trẻ lúc nào cũng đầy nước, dù trẻ không khóc. Nếu như không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến viêm đỏ, hình thành mủ gây nên một số biến chứng vĩnh viễn cho mắt.
– Vật lạ trong mắt: Những hạt nhỏ như cát hoặc bụi có thể bay vào mắt trẻ. Nếu như những hạt bụi này không được loại bỏ khỏi mắt thì phản ứng tự nhiên của cơ thể sẽ tạo nên ghèn ở mắt và gây đau mắt. Nếu bé có vẻ bị nhiễm trùng mắt và không khỏi khi điều trị bằng kháng sinh thì có thể là do đã có vật lạ trong mắt bé.
– Do bị lẹo mắt: Lẹo mắt là hiện tượng trẻ mọc những mụn nhỏ như những nốt thịt thừa ngay ở bờ mi do một tuyến lệ nhỏ nào đó bị tắc gây ra. Khi trẻ bị lẹo, nhiều mẹ vẫn thường áp dụng theo cách dân gian, tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thfi cân fphair được gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt điểm, tránh để bệnh tái phát.
Mẹo chữa đau nắt cho trẻ
– Đối với trẻ bị đau mắt do virus hoặc vi khuẩn: Do trẻ bị đau mắt có nguyên nhân từ virus nên điều đầu tiên là cần phải giữ vệ sinh thật tốt cho trẻ, tránh lây nhiễm. Dùng thuốc điều trị theo đơn của các bác sĩ, không nên tùy ý sử dụng bất kì loại thuốc truyền miệng nào. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ cho trẻ và làm sạch mắt, kháng viêm.
– Đối với trẻ bị đau mắt do dị ứng: Mẹ hãy bảo vệ trẻ trong môi trường sạch sẽ, tránh ô nhiễm. Sử dụng loại nước muối sinh lý dành cho trẻ ít nhất 3 lần/ngày.
– Đối với trẻ bị đau mắt do tắc tuyến lệ:
+ Trước tiên, mẹ cần phải vệ sinh mắt cho bé bằng cách lau sạch ghèn mắt bằng bông mềm đã vô khuẩn, không dùng lại khăn hoặc bông trong lần vệ sinh mắt tiếp theo.
+ Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt cho bé.
+ Massage mắt và tuyến lệ cho trẻ với tác động lực vừa đủ lên vùng bị tắc để giúp chất lỏng lưu thông, mắt bé đỡ bị chảy nước. Trẻ nên được massage mắt mỗi ngày 5-10 lần để tạo cảm giác dễ chịu, bớt ghèn và gỉ nước mắt.
Trẻ sơ sinh thường bị đau mắt có ghèn vàng. (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Trước khi thực hiện massage, người thực hiện cần phải tháo toàn bộ trang sức, cắt móng tay và vệ sinh thật sạch.
– Đối với trẻ bị đau mắt do bị lẹo: Tuyệt đối không được dùng vật nhọn để chích hoặc nặn vỡ mụn, làm như vậy sẽ khiến bé bị đau, tăng khả năng nhiễm trùng mà lẹo mắt vẫn không khỏi. Mẹo để chữa là dùng khăn mềm sạch, nhúng vào nước ấm và vắt kiệt nước rồi chườm lên lẹo cho con. Mỗi ngày nên chườm khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Nếu như lẹo của mắt bé không giảm, có dấu hiệu sưng thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ để có cách điều trị hợp lý.
Lưu ý khi bé bị đau mắt đỏ
– Phụ huynh không được tự ý mua thuốc để điều trị đau mắt cho bé, đặc biệt là những loại thuốc có chứa corticoid để tránh biến chứng có thể dẫn đến mất thị lực.
– Không dùng lá trầu không để chữa đau mắt vì có thể gây tình trạng kích thích, làm mắt đỏ và sưng hơn.
– Thực phẩm gây rát, đỏ, nóng mắt như: tỏi, ớt, hành, hẹ…
– Thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng viêm mắt như đồ tanh, cá, mực, cua, tôm…,
– Không tùy tiện xông mắt cho bé vì có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
– Không lấy tay cạy ghèn mắt ở trẻ vì trẻ rất dễ bị rách màng mắt, đau rát.
– Không tự ý pha nước muối để vệ sinh mắt bé, chỉ nên dùng nước muối sinh lý. Nước muối thường có thể lẫn tạp chất và bụi bẩn.
– Không đưa trẻ đến nơi đông người hoặc nơi có nhiều khói bụi vì có thể ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng khiến tình trạng đau mắt của con nặng thêm.
Nếu bé bị đau mắt lâu ngày không khỏi, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, theo dõi và có phương pháp điều trị tốt nhất.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-bi-dau-mat-cha-me-khong-nen-chu-quan-d307173.html” alt_src=”” name=””]