Trẻ thiếu kẽm có thể gây ra một số nguy cơ như chán ăn, khả năng miễn dịch kém, chậm lớn.
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể con người. Do đó, khi trẻ thiếu kẽm sẽ gây ra một số nguy cơ như chán ăn, khả năng miễn dịch kém, chậm lớn, không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Những ảnh hưởng sức khỏe khi trẻ thiếu kẽm, cha mẹ cần lưu ý
Gây chán ăn
Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao với biểu hiện chán ăn, nôn, tiêu hóa kém.
Một số trường hợp nặng trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì và chậm phất triển tâm thần vận động.
Đại diện Viện Dinh dưỡng quốc gia từng công bố số liệu 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm dẫn tới các em chán ăn và thể trạng thấp còi.
Nguyên nhân được xác định là do tình trạng thiếu kẽm trong cộng đồng. Kết quả của Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2014-2015 cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ không có thai 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.
Do đó, bố mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con, nếu để trẻ biếng ăn kéo dài rất dễ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
Da thô ráp
Hàm lượng kẽm trong da người chiếm khoảng 1/5 tổng hàm lượng, các nguyên tố kẽm này cho phép da chống lại bức xạ tia cực tím và hoạt động như chất bảo vệ da.
Vì lý do này, nếu em trẻ bị thiếu kẽm, da có thể trở nên thô ráp và thậm chí gây ra các vấn đề về da khác nhau. Do đó, các bệnh ngoài da ở bé, bệnh chàm,… đều liên quan đến tình trạng thiếu kẽm.
Nhiệt miệng thường xuyên
Kẽm có thể tổng hợp collagen và mô biểu mô, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương khiến vết thương lâu lành.
Do đó, nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng viêm loét hoặc nhiệt miệng thường xuyên, bố mẹ cần phải nghĩ đến nguy cơ thiếu kẽm.
Chậm phát triển xương
Kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương, kẽm có thể ảnh hưởng đến tốc độ biệt hóa tế bào và đóng vai trò nhất định trong quá trình canxi hóa và phát triển xương của con người, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển.
Nếu mẹ thấy trẻ tăng trưởng và phát triển rất chậm, chiều cao và cân nặng quá thấp thì nên cho con bổ sung kẽm kịp thời.
Nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng viêm loét hoặc nhiệt miệng thường xuyên, bố mẹ cần phải nghĩ đến nguy cơ thiếu kẽm.
Khả năng miễn dịch thấp, dễ mắc bệnh
Kẽm cũng là một trong những nguyên tố tham gia vào chức năng miễn dịch bình thường của cơ thể con người.
Thiếu kẽm có thể gây suy giảm khả năng miễn dịch, bé dễ bị cảm cúm, cảm lạnh và mắc các bệnh về phế quản. Nhìn chung, trẻ thiếu kẽm rất dễ bị ốm và cảm lạnh khi chuyển mùa hoặc khi thời tiết thay đổi.
Trí tuệ chậm phát triển
Kẽm thúc đẩy hiệu quả sự phát triển của khu vực chức năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Thiếu kẽm có thể khiến trí nhớ của bé bị suy giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé.
Trong quá trình học tập, trẻ khó tập trung và có thể dễ bị tăng động, không có lợi cho việc học của trẻ.
Những cách giúp bổ sung kẽm hiệu quả cho trẻ
Như chúng ta đã biết, thiếu kẽm sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ kịp thời, có thể tham khảo 4 phương pháp sau đây.
Cho trẻ bú đủ sữa mẹ
Trẻ dưới 6 tháng nên được bổ sung sữa mẹ, vì bản thân sữa mẹ đã chứa nhiều kẽm, kẽm trong sữa mẹ trẻ dễ hấp thu và đạt hiệu tốt hơn.
Trẻ giai đoạn này đã được cấp đủ kẽm, song mẹ cần lưu ý có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung nhiều kẽm để đảm bảo lượng kẽm có trong sữa mẹ.
Chọn thực phẩm giàu kẽm
Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, nhu cầu về kẽm và các dinh dưỡng khác đã cao hơn nên cũng cần bổ sung thêm từ thực phẩm bên ngoài. Trong chế độ ăn hàng ngày¸ cần lưu ý đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ nhiều loại dưỡng chất kể cả vi lượng.
Theo nghiên cứu, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thường có nguồn kẽm ít hơn động vật nên nếu trẻ thiếu kẽm, nên bổ sung sớm từ nguồn động vật là tốt hơn sau đó sẽ cân bằng giữa cả hai nguồn.
Trẻ dưới 6 tháng nên được bổ sung sữa mẹ, vì bản thân sữa mẹ đã chứa nhiều kẽm, kẽm trong sữa mẹ trẻ dễ hấp thu và đạt hiệu tốt hơn.
Nếu tình trạng thiếu kẽm của trẻ không nghiêm trọng thì có thể bổ sung bằng một số thực phẩm giàu kẽm, cụ thể như sau:
Thịt: Thịt lợn nạc, thịt cừu, thịt bò nạc, tim gà, gan vịt, gan lợn, bắp thịt, thịt cua,…
Hải sản: Hàu, tảo bẹ, nghêu, tôm, cá chim, đuôi sam,…
Thực vật: Lúa mì, bột ngô, kê, đậu tương, lạc, đậu lăng,…
Trái cây: Táo, chuối, chà là, dâu tây, lê, kiwi, v.v …;
Rau: Cà rốt, bắp cải, khoai tây, cà tím, rong biển, cần tây, bí đỏ, bông cải xanh,…
Bổ sung đồng thời thêm sắt
Kẽm và sắt là hai dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, do đó bên cạnh việc chú trọng vào kẽm, mẹ cũng nên chú ý cung cấp đủ sắt cho con.
Bởi sắt giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, nhất là đối với những trẻ sinh non.
Ngoài ra, vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, bên cạnh những thực phẩm giàu sắt, mẹ cũng nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C.
Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên dùng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm khi trẻ có dấu hiệu chậm lớn, biếng ăn.
Bổ sung thuốc hoặc thực phẩm chức năng
Bổ sung kẽm từ thực phẩm chức năng cũng là một trong những cách hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên dùng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm khi trẻ có dấu hiệu chậm lớn, biếng ăn.
Các loại thuốc chứa kẽm này chỉ nên dùng trong thời gian từ -3 tháng, sau đó bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên.
[yeni-source src=”https://phununews.nguoiduatin.vn/thay-con-bieng-an-de-om-vat-me-can-bo-sung-ngay-chat-nay-keo-tre-thap-lun-kem-thong-minh-a566704.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/tre-bieng-an-me-co-the-bo-sung-chat-nay-tranh-con-thap-lun-kem-thong-minh-c429a519048.html” name=””]