Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường bộc lộ một số đặc điểm khác biệt thông qua hành vi trong cuộc sống hàng ngày.
Mức độ thông minh của trẻ không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, mà còn do sự rèn luyện, giáo dục của bố mẹ. Nói chung, chỉ số thông minh của người bình thường là từ 80 đến 120. Những người trên 120 được coi là chỉ số IQ siêu cao, và những người trên 140 có thể được gọi là thiên tài.
Các chuyên gia nhận định, những đứa trẻ có chỉ số IQ cao hơn 120 thường bộc lộ một số đặc điểm khác biệt thông qua hành vi trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả những người tinh tế cũng khó nhận ra.
Do đó, bố mẹ nên nắm bắt thông tin cơ bản về quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ, từ đó có định hướng giáo dục phù hợp để giúp con phát huy tốt khả năng của mình.
Đặc điểm chung của những đứa trẻ có chỉ số IQ “siêu cao”
Có sự nhạy cảm hơn với thế giới
Nhận thức của trẻ về những thứ bên ngoài thường từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Ví dụ ban đầu trẻ chỉ biết về ngoại hình, màu sắc, hình dáng, mùi,… và khi lớn hơn, trẻ dần nhận biết được bên trong, bản chất của sự vật, cấu tạo và tính chất.
Đây là thứ tự mà một đứa trẻ bình thường nhận biết sự vật, nhưng đối với những đứa trẻ có năng khiếu với chỉ số IQ cao, trẻ thường có sự nhạy bén cao hơn, có thể hiểu chi tiết ngay từ đầu, thông qua phân tích và tổng kết, trẻ có thể tự tìm ra quy luật riêng.
Đặc biệt những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường biết cách hình thành một hệ thống kiến thức đầy đủ và toàn diện trong não bộ của mình.
Mức độ thông minh của trẻ không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, mà còn do sự rèn luyện, giáo dục của bố mẹ.
Hệ thống trí nhớ mạnh mẽ
Trong trường hợp bình thường, sau khi con người tiếp xúc với một thứ gì đó, nó sẽ được truyền đến não thông qua các giác quan, và ký ức được hình thành trong tâm trí kết hợp với tình huống hiện tại.
Trí nhớ ngắn hạn thường tuân theo quy luật “số 7 ± 2”, tức là số thứ một người có thể nhớ trong khoảng từ 5 đến 9 giây, nhưng những đứa trẻ có chỉ số IQ trên 120 có thể sử dụng trí nhớ linh hoạt hơn, nhanh chóng lưu trữ kiến thức vào não bộ trong khoảng 3 giây thông qua việc kết hợp các hình ảnh, và hình thành trí nhớ của riêng mình.
Thích đi sâu vào vấn đề
Bản chất của trẻ em là tò mò, khi còn nhỏ trẻ thường có rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là khi trẻ gặp một số điều mới mẻ mà bản thân chưa bao giờ biết, bởi khi tiếp xúc với những điều mới, não bộ của trẻ phát ra tia cảm ứng nhanh hơn, từ đó rất nhiều câu hỏi hiện ra.
Trên thực tế, những đứa trẻ thích đi sâu vào vấn đề có bộ não phát triển hơn về tư duy logic, trí tưởng tượng và óc sáng tạo so với những đứa trẻ khác. Trẻ biết cách tìm ra vấn đề, suy nghĩ về chúng và tích cực giải quyết.Tinh thần ham học hỏi là biểu hiện của trí tuệ cao.
Nếu nhận thấy con có những biểu hiện trên, bố mẹ nên tích cực phản ứng kịp thời, cùng trẻ khám phá, tìm câu trả lời và khơi dậy trí tò mò của trẻ, điều này có lợi hơn trong việc giúp trẻ nâng cao trí thông minh và chỉ số IQ.
Những đứa trẻ thích đi sâu vào vấn đề có bộ não phát triển hơn về tư duy logic, trí tưởng tượng và óc sáng tạo so với những đứa trẻ khác.
Bố mẹ có thể trau dồi trí thông minh của trẻ từ những khía cạnh sau
Mong muốn con có chỉ số IQ cao là niềm hy vọng của mọi bậc phụ huynh, để thực hiện được điều này, bố mẹ cũng cần hướng dẫn và rèn luyện tích cực cho con sau khi con chào đời theo những khía cạnh sau.
Rèn luyện giác quan
Khi các giác quan của trẻ như thị giác và thính giác mới bắt đầu phát triển, bố mẹ có thể cho con học cách kích thích giác quan phong phú thông qua việc nhận biết màu sắc, âm thanh, mùi vị,… để rèn luyện khả năng nhận thức của trẻ về sự vật bên ngoài, đồng thời phát triển khả năng nhận thức của trẻ một cách toàn diện.
Huấn luyện hành động
Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ rèn luyện sự phối hợp của chân tay và hoạt động linh hoạt của các bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như cử động tinh của tay, nó có thể kích thích vỏ não một cách hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của tế bào não và giúp cải thiện trí thông minh.
Bố mẹ có thể cho con học cách kích thích giác quan phong phú thông qua việc nhận biết màu sắc, âm thanh, mùi vị,… để rèn luyện khả năng nhận thức của trẻ về sự vật bên ngoài.
Giáo dục khai sáng
Bố mẹ được xem là người thầy đầu tiên của con cái, vì vậy bố mẹ có thể chủ động hướng dẫn con trong cuộc sống và học tập thường ngày để phát triển trí thông minh của trẻ.
Cụ thể, có thể áp dụng các trò chơi tương tác giữa bố mẹ và con cái, kể chuyện trước khi đi ngủ, đọc sách tranh… nhằm giáo dục trí tuệ cho trẻ và khơi gợi trí tò mò của trẻ. Điều này không chỉ kích thích sự quan tâm của trẻ đến những điều mới, mà còn rèn luyện trí nhớ hiệu quả.
Cho con tiếp xúc nghệ thuật, các môn năng khiếu sớm
Các nhà nghiên cứu đã cho biết, âm nhạc có khả năng giúp bé phát triển sự khả năng tập trung, trí nhớ và tạo động lực, hỗ trợ quá trình học. Cho trẻ nghe nhạc phù hợp cũng sẽ giảm bớt sự căng thẳng/
Ngày nay, nhiều người áp dụng cách dạy con thông minh từ nhỏ bằng việc cho bé chơi các loại nhạc cụ. Điều này tác động đến khả năng tư duy ở não và cách thức bé đưa ra lối suy nghĩ cá nhân.
Lợi ích tưởng chừng đơn giản này góp phần xây dựng nền tảng, giúp trẻ học tốt môn toán, hình khối và các môn học trừu tượng về sau.
Bố mẹ có thể chủ động hướng dẫn con trong cuộc sống và học tập thường ngày để phát triển trí thông minh của trẻ.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/tre-co-iq-cao-tren-120-thuong-boc-lo-3-diem-chung-khong-phai-ai-cung-de-nhan-ra-c59a8559.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/tre-co-iq-cao-tren-120-thuong-boc-lo-3-diem-chung-khong-phai-ai-cung-de-nhan-ra-c429a526744.html” name=””]