Theo các chuyên gia, nếu cha mẹ mua cho con quá nhiều đồ chơi, có thể sẽ cản trở sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
Hiện nay, cuộc sống ngày càng được nâng cao, một số bậc phụ huynh có thói quen mua các loại đồ chơi cho trẻ vào các dịp sinh nhật, lễ hội vì nghĩ đây là hành động thể hiện tình yêu thương.
Tuy nhiên, thực tế việc mua đồ chơi quá nhiều cho trẻ có thể tạo ra những ảnh hưởng xấu nhất định. Trong một nghiên cứu ở Hoa Kỳ ở trẻ mẫu giáo đã chứng minh rằng, việc mua cho trẻ quá nhiều đồ chơi hoặc đồ chơi không phù hợp sẽ phá hủy khả năng nhận thức và cản trở sự phát triển tư duy, tính sáng của trẻ.
Giáo sư tâm lý học Claire Lerner cũng từng nói: “Mua cho trẻ quá nhiều đồ chơi hoặc đồ chơi không phù hợp sẽ làm suy giảm khả năng nhận thức. Vì trẻ sẽ bị choáng ngợp bởi trong nhà có quá nhiều đồ chơi và không thể tập trung vào một món đồ chơi nào.”
Tại sao trẻ con luôn thích cái mới và ghét cái cũ?
Có thể xuất phát từ sự nuông chiều của cha mẹ
Với mức sống ngày càng được nâng cao, hầu hết các gia đình hiện nay chỉ có một hoặc hai con. Vì vậy, cha mẹ hầu như cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu và mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Từ đó, việc nuông chiều con là khó tránh khỏi.
Nhà giáo dục người Ý Montessori cho rằng, việc để trẻ tự do phát triển mà không có sự giáo dục đúng đắn của cha mẹ là rất nguy hiểm, điều này có thể giải thích nguyên nhân khiến trẻ thích cái mới và không thích cái cũ.
Trẻ nhỏ vốn dễ bị thu hút bởi các món đồ chơi mới.
Trẻ thích khám phá những điều mới mẻ
Trẻ nhỏ luôn tò mò với những điều mới lạ và luôn muốn khám phá chúng. Chính vì vậy, khi được tiếp xúc với các món đồ chơi mới, ngay cả khi những đồ chơi kém tiên tiến và thú vị hơn, nhưng vì sự mới lạ vẫn có xu hướng thu hút sự chú ý của trẻ. Điều này chủ yếu là do tò mò.
Khám phá là những hoạt động giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, tăng cường các giác quan và kích thích phát triển não bộ. Tuy nhiên, cần có định hướng và chỉ dẫn phù hợp từ cha mẹ.
Cha mẹ mua cho con quá nhiều đồ chơi có thể cản trở sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ
Theo các chuyên gia, nếu cha mẹ mua cho con quá nhiều đồ chơi, có thể sẽ cản trở sự phát triển khả năng sáng tạo, phát triển tư duy của trẻ trong tương lai.
Ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ
Quá nhiều đồ chơi sẽ cản trở sự tập trung, chú ý của trẻ khiến trẻ bị phân tán và không thể tập trung chơi một món đồ nào. Nhiều bậc phụ huynh vì quá yêu chiều con nên mua cho con nhiều đồ chơi vô tội vạ để bé có thể chơi vui vẻ.
Nhưng thực tế là khi đưa cho trẻ quá nhiều đồ chơi cùng lúc, trẻ phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn, trẻ dễ bị phân tâm và khó tập trung chú ý.
Năm 2017, Đại học Toledo ở Ohio (Mỹ) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu bằng cách, cho những trẻ ở độ tuổi biết đi vào phòng chơi hai lần. Trong lần đầu tiên, căn phòng chỉ được trang bị bốn món đồ và lần thứ hai có 16 món.
Khi đưa cho trẻ quá nhiều đồ chơi cùng lúc, trẻ phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn, trẻ dễ bị phân tâm và khó tập trung chú ý.
Kết quả cho thấy lần thứ hai, trẻ chạm tay vào nhiều đồ chơi hơn, trong khi lần đầu chúng chơi với các món đồ chăm chú, lâu và chơi theo nhiều cách khác nhau.
Hóa ra, việc cung cấp đồ chơi ít hơn đòi hỏi trẻ phải sáng tạo, khám phá hơn và có nhiều lợi ích hơn về sự phát triển nhận thức. Ngược lại khi có quá nhiều đồ xung quanh, trẻ em thường không biết chơi gì và cuối cùng sẽ nhảy từ món này sang món khác.
Ảnh hưởng đến sự sáng tạo
Nếu sự chú ý của trẻ không thể tập trung vào đồ chơi trong một thời gian dài, trẻ sẽ không có thời gian và sự kiên nhẫn, sự sáng tạo để sử dụng trí não của mình vào đồ chơi.
Ngược lại, khi số lượng đồ chơi giảm đi, trẻ sử dụng trí não của mình để tạo ra tất cả các loại trò chơi mới mẻ, để đồ chơi thực sự có vai trò trong việc phát triển trí thông minh.
Ngoài ra, khi có nhiều đồ chơi, trẻ cũng có xu hướng không trân trọng chúng.
Ảnh hưởng đến sự tự tin
Nhiều đồ chơi thông minh cần một khoảng thời gian nhất định để chơi tốt, điều này có thể khiến trẻ mất kiên nhẫn, và trẻ có thể trở nên nhanh nhàm chán với những đồ chơi này.
Nếu trẻ dành nhiều thời gian hơn để học một hoặc hai món đồ chơi, điều này sẽ cho trẻ kiểm soát nhiều hơn đồ chơi, đây là nguồn tạo nên thành tích và sự tự tin cho trẻ.
Trước khi mua mỗi đồ chơi nào, mẹ cần đặt ra thử thách cho trẻ. Nếu con có thể vượt qua thử thách, đó chính là phần thưởng xứng đáng. Nếu không, trẻ sẽ không biết trân trọng và sẽ cả thèm chóng chán.
Đòng thời, khi có quá nhiều đồ xung quanh, trẻ em thường không biết chơi gì và cuối cùng sẽ nhảy từ món này sang món khác.
Trước tình trạng trẻ thích cái mới và ghét cái cũ, cha mẹ có thể điều chỉnh trẻ theo cách này
Xây dựng luật chơi và chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ
Nếu trẻ đã có nhiều đồ chơi, cha mẹ cần giúp trẻ xây dựng luật chơi. Ví dụ, mỗi lần chỉ được lấy một hoặc hai món đồ chơi, bao lâu thì đổi đồ chơi khác,… điều này có thể giúp trẻ không chạm vào quá nhiều đồ chơi một lúc một cách hiệu quả.
Đồ chơi nào cũng được thiết kế cho một giai đoạn phát triển nhất định của trẻ, nhiều bậc cha mẹ mua đồ chơi lớn hơn tuổi của trẻ, với những món đồ chơi mà họ không thể kiểm soát được, trẻ chỉ tạo thêm sự bực bội, rồi mất hứng thú tiếp tục khám phá.
Cha mẹ nên chọn lựa đồ chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi của con.
Chọn đồ chơi đơn giản
Cái gọi là đồ chơi đơn giản dùng để chỉ những đồ chơi nhìn đơn giản nhưng có tính dẻo, có thể phát triển thêm những món đồ chơi vui nhộn.
Ví dụ như đất sét cao su, cát màu, lego, ghép tranh đều là những đồ chơi có cấu trúc thấp, ưu điểm của những loại đồ chơi này là trẻ cần vận dụng trí não khi chơi và có nhiều không gian sáng tạo.
Đồ chơi có cấu trúc thấp có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ hơn là đồ chơi điện tử.
Đồ chơi làm bằng vật liệu thủ công
Những vật dụng đơn giản như ống hút, chai nhựa, bao bì đựng nhiều hình dạng,… cũng có thể được “hô biến” thành đồ chơi trẻ em.
Ngoài ra, lá cây, hoa lá, cát, đá trong tự nhiên cũng là “đồ chơi ” yêu thích của một số trẻ nhỏ. Đối với những món đồ chơi này, cha mẹ không cần hướng dẫn gì cả mà trẻ có thể tự mình sáng tạo không giới hạn cách chơi.
Những vật dụng đơn giản như ống hút, chai nhựa, bao bì đựng nhiều hình dạng, lá cây. đất sét,… cũng có thể được “hô biến” thành đồ chơi trẻ em.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-con-von-thich-do-choi-bo-me-dung-voi-mua-hay-day-con-3-cach-xu-ly-dung-d306585.html” alt_src=”” name=””]