Dưới đây là một số cách giúp trẻ ngủ ngơn hơn vào ban đêm, cha mẹ có thể tham khảo.
Giấc ngủ là ưu tiên hàng đầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi ngủ vào ban đêm, trẻ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng và phát triển nhanh hơn ban ngày gấp 3 lần.
Điều này cho thấy một giấc ngủ ngon vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, một số sơ sinh thường vặn mình, ưỡn người khi ngủ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Vậy trong trường hợp trẻ thường xuyên ưỡn người, vặn mình cha mẹ nên làm gì? Điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không? Các mẹ có thể làm gì vào ban đêm để giúp con mình có một giấc ngủ ngon?
Vì sao trẻ sơ sinh thường xuyên ưỡn người khi ngủ?
Những nguyên nhân dưới đây có thể gây ra tình trạng vặn mình, ưỡn người ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên chú ý.
Trẻ đang thiếu các nguyên tố vi lượng
Khi cơ thể trẻ thiếu các nguyên tố vi lượng và nguyên tố canxi, trẻ sẽ thường xuyên trở mình và không thể ngủ ngon. Thực tế, các nguyên tố vi lượng có tác động rất lớn đến sự phát triển của não bộ, não bộ không thể tạo ra sự kích thích bình thường và các hành vi thể chất sẽ biểu hiện.
Hơn nữa, trong một số trường hợp nếu cơ thể trẻ mệt mỏi, nhưng đại não vẫn ở trạng thái hưng phấn, luôn muốn thống trị cơ thể, sẽ có loại biểu hiện đầu không cử động và thân thể ưỡn lên trên.
Giấc ngủ là ưu tiên hàng đầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa
Nếu trẻ vặn vẹo, ưỡn người, khóc sau khi bú, có thể bị trường hợp này. Đây là một hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, khi dịch vị có tính acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản làm trẻ đau, khó chịu, trớ sữa nhiều, thở có mùi chua.
Tùy theo mức độ của tình trạng này mà sẽ có các biện pháp hỗ trợ, trị liệu khác nhau. Hầu hết trẻ sẽ tự khỏi trước 1 tuổi mà không cần điều trị gì.
Trẻ thiếu cảm giác an toàn
Theo quan điểm của dân gian thì trẻ vặn mình, rướn mình là vì trẻ đang phát triển. Một số quan điểm cho rằng trẻ vặn mình vì chưa quen với môi trường sống bên ngoài do khi còn nằm trong bụng mẹ tử cung quá nhỏ và trẻ được ôm chặt. Khi ra ngoài không gian rộng lớn trẻ thường vặn vẹo, khua tay như để tìm kiếm cảm giác được ôm ấp.
Nếu loại trừ được hai nguyên nhân bệnh lý trên thì mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc bé, có thể trẻ đang thiếu cảm giác an toàn và bằng cách ưỡn người lên, trẻ có thể khôi phục lại tư thế nằm trong bụng mẹ. Điều này lâu dần có thể ảnh hưởng đến việc phát triển tâm lý của trẻ.
Một số sơ sinh thường quấy khóc, vặn mình, ưỡn người khi ngủ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Những cách giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm
Việc trẻ nhỏ không ngủ ngon, hay quấy khóc, thường xuyên ưỡn người không chỉ khiến các bé mệt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cha mẹ.
Dưới đây là những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon ban đêm, cha mẹ có thể tham khảo.
Chọn loại tã giúp trẻ ngủ thoải mái
Để có một giấc ngủ ngon, trước hết cha mẹ nên giữ cho cơ thể trẻ được thoải mái. Bé quấy khóc về đêm có thể là do tã ướt.
Vì vậy, trước khi đi ngủ vào buổi tối, mẹ nên chú ý thay tã cho bé kịp thời, điều này không chỉ giúp mông bé luôn khô thoáng mà còn thuận tiện cho việc vệ sinh của mẹ. Khi trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu sẽ tự nhiên ngủ ngon giấc hơn.
Để có một giấc ngủ ngon, trước hết cha mẹ nên giữ cho cơ thể trẻ được thoải mái. Bé quấy khóc về đêm có thể là do tã ướt.
Sắp xếp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
Một số bà mẹ cố gắng nhồi thức ăn cho con, đặc biệt là vào ban đêm, họ cho rằng trẻ sẽ đói nếu không ăn gần mười tiếng mỗi đêm.
Ăn đêm quá no dễ tích tụ thức ăn, khó chịu trong bụng, tự nhiên không dễ đi vào giấc ngủ. Nếu ăn nhiều thức ăn lỏng sẽ dễ bị buồn nôn, trẻ không ngủ được.
Các mẹ có thể sắp xếp bữa tối trước khi đi ngủ hai hoặc ba tiếng để thức ăn được tiêu hóa hết. Ngoài ra, trước khi đi ngủ vào buổi tối, mẹ cố gắng cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
Tạo môi trường ngủ tốt
Trẻ sơ sinh rất tò mò về thế giới, nên giảm bớt sự can thiệp của các yếu tố khác trong khi ngủ để trẻ có thể bình tĩnh và ngủ yên.
Ví dụ, cố gắng không bật đèn khi ngủ, bởi trẻ sẽ có cảm giác nhạy cảm hơn, ánh sáng sẽ khiến mắt bé luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ gây cận thị nếu ngủ không ngon giấc.
Ngoài ra, khi trẻ ở trạng thái ngủ nhẹ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng một cách tự nhiên, trẻ sẽ không cao thêm được.
Trẻ sơ sinh rất tò mò về thế giới, nên giảm bớt sự can thiệp của các yếu tố khác trong khi ngủ để trẻ có thể bình tĩnh và ngủ yên.
Không dỗ dành ngay khi con quấy khóc
Nhiều mẹ sẽ ngay lập tức dỗ dành khi thấy con khóc, nhưng thực tế giấc ngủ của trẻ từ nông đến sâu, giấc ngủ nhẹ kéo dài hơn.
Một số cha mẹ có thể cho rằng trẻ còn thức nên nhanh chóng dỗ dành trẻ đi ngủ sớm hơn. Nhưng trên thực tế, điều này sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ sâu hơn. Cha mẹ có thể đợi một lúc, để trẻ tự mình trở lại giấc ngủ.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-thich-uon-nguoi-khi-ngu-khien-me-lo-lang-lam-dieu-nay-be-ngu-ngon-va-cao-lon-nhanh-d304681.html” alt_src=”” name=””]