( Yeni ) – Các cụ xưa có câu “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Gia chủ giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là ở hai vị trí này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống cũng như phong thủy căn nhà.
Người phương Đông luôn coi trọng âm dương ngũ hành, có dương thì phải có âm. Âm khí ở đây chỉ một dạng từ trường năng lượng mang tính âm. Dù là con người, động vật hay may móc, đồ vật, địa điểm… đều có thể mang âm khí. Nếu một vật có phần âm khí quá mạnh mà dương khí lại yếu, không đủ cân bằng thì vật đó sẽ bị âm khí áp chế, dần dần suy thoái mà yếu đi.
Đồ vật cũ kỹ bị bỏ đi thuộc tính âm. Nhưng nơi bỏ hoang, tầng hầm, bệnh viện, nghĩa trang… cũng được coi là chỗ âm khí nặng.
Theo dân gian, nơi nào nhiều âm khí thì sẽ có cảm giác lạnh lẽo. Người đến nơi có âm khí nặng thì cảm thấy bức bối, nặng nề, giống như sinh lực trong cơ thể bị hút mất. Con người mang âm khí nặng thường có bề ngoài u ám, bí hiểm, khiến người khác phải dè chừng.
2 nơi quan trọng trong nhà không được để bẩn
Phòng ngủ
Phòng ngủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người. Nó là nơi chúng ta thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh thần sau thời gian làm việc mệt mỏi. Mỗi ngày, con người dành từ 7-8 tiếng để nghỉ ngơi trong phòng ngủ. Các chuyên gia phong thủy đánh giá đây là không gian vô cùng quan trọng.
Phòng ngủ nên có thiết kế hình vuông hoặc hình chữ nhật, giúp tạo cảm giác thoải mái; tránh thiết kế phòng ngủ có hình dạng không đều, kì quặc.
Giường ngủ nên đặt tựa vào một bức tường vững chắc. Không đặt giường đối diện với cửa phòng ngủ và cửa phòng vệ sinh.
Nên chú ý dọn dẹp dưới gầm giường và tủ đầu giường. Trong phong thủy, sự hỗn loạn là điều tối kỵ vì nó tạo ra năng lượng xấu, cảm giác tù túng, bế tắc. Gầm gường sạch sẽ, tủ hay bàn đầu giường và giường gọn gàng sẽ giúp dòng chảy năng lượng tốt hơn.
Phòng bếp
Theo phong thủy, bếp là nơi tượng trưng cho tiền bạc, tài chính của gia đình. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới người phụ nữ trong gia đình vì họ dành nhiều thời gian và công sức cho công việc bếp núc. Nên dọn dẹp không gian bếp cho sạch sẽ, gòn gàng và nên nấu ăn ở nhà thường xuyên để tạo cảm giác ấm cúng, giúp gắn kết tình cảm gia đình.
Khi thiết kế phòng bếp nên chú ý một số điểm như sau:
– Không đặt bếp nấu và bồn rửa cạnh nhau vì lửa và nước vốn rất kỵ, không mang lại điều may mắn cho gia đình.
– Không đặt bếp và tủ lạnh gần nhau vì nóng và lạnh gặp nhau sẽ tạo sự xung khắc, khiến nguồn năng lượng bị tiêu hao.
– Bếp nấu nên đặt ở vị trí đảm bảo không bị các góc nhọn chĩa thẳng vào. Sự sắc bén của góc nhọn có thể dẫn đến nguy hại.
– Bếp nấu không nên đặt thẳng đường đi, đối diện cửa chính vì luống khí từ ngoài đường xông thẳng vào bếp sẽ tạo ra yếu tố không tốt cho phong thủy của căn nhà. Nếu đã đặt bếp ở vị trí này và không thể thay đổi, gia chủ nên đặt một tấm bình phong hoặc rèm che ở giữa để tạo sự ngăn cách.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/trong-nha-co-2-cho-tuyet-doi-khong-duoc-de-ban-tranh-tich-tu-am-khi-gia-dinh-luc-duc-vo-chong-bat-hoa-search/?id=302682″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]