Theo nghiên cứu gần đây của Cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc, những người ở độ tuổi 20 và 30 có tỷ lệ mắc các bệnh chuyển hóa mãn tính tăng mạnh hơn những người ở độ tuổi 50 và 60.
Theo Korea JooAng Daily , điều này có nghĩa là những căn bệnh thường thấy ở người cao tuổi liên quan đến quá trình trao đổi chất hiện đang xuất hiện ở những người thuộc thế hệ MZ (sinh từ 1980 đến 1995).
Nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân tiểu đường ở độ tuổi 20 và 30 đã tăng đáng kể 73,8% trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2022. Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp tăng 45,2%, trong khi số người trẻ mắc cholesterol cao cũng tăng hơn gấp đôi.
Cũng theo các chuyên gia, bệnh viêm quanh khớp vai lạnh thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi hiện nay đang xuất hiện ở độ tuổi 20.
Giới trẻ ở Seoul – Hàn Quốc. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh thế hệ MZ có nguy cơ “lão hóa ngày càng nhanh”, với tuổi sinh học già hơn tuổi thật. Nhiều người cho rằng nguyên nhân xuất phát từ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, lựa chọn lối sống và chế độ ăn uống.
“Những người trẻ tuổi ít hoạt động thể chất hoặc tập thể dục kể từ khi đi học. Sau khi vào đại học và tìm việc làm, họ không có nhiều thời gian để tập thể dục hay ngủ ngon. Một khi chu kỳ này bắt đầu, ban đầu mọi người sẽ nhìn lấy đồ ăn làm phần thưởng” – chuyên gia Shim Kyung-won tại Đại học Nữ sinh Ewha (Hàn Quốc) cho biết.
Việc tiêu thụ thịt và carbohydrate tinh chế như bánh mì và đường trong giới trẻ Hàn Quốc đã tăng lên khi việc tiếp cận những thực phẩm này trở nên dễ dàng hơn. Một số chuyên gia cảnh báo, nếu tình trạng này tiếp diễn mà không có biện pháp đối phó, những người trẻ ở độ tuổi 20, 30 có thể trở nên kém khỏe mạnh hơn cha mẹ.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/tuong-lai-dang-lo-cua-gioi-tre-han-quoc-20231025101419705.chn” name=””]