Cách tốt nhất trong mùa đông này là không tưới nước, hoặc tưới cực ít nước cho cây.
Cây lưỡi hổ hay còn được biết với tên gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng. Nghe tên có vẻ “hổ báo” nhưng loài cây này vốn dĩ vô cùng khiêm tốn với những chiếc lá vươn cao thẳng đứng đến khoảng 60cm, không tốn nhiều diện tích không gian mà lại có khả năng xanh tươi quanh năm, không cần nhiều công chăm sóc.
Loài cây này có nguồn gốc từ Nigeria, nổi bật với lá có màu xanh đậm kèm đốm màu xám, mép lá có viền vàng. Nhiều người nhầm tưởng cây lưỡi hổ chỉ có lá mọc thẳng lên từ rễ nhưng sự thật cây vẫn có hoa màu trắng lục nhạt và quả tròn.
1. Lợi ích của cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là loài cây được Nasa chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch: có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide.
Thông thường, với phòng có diện tích khoảng 75m2, chỉ cần 1 cây lưỡi hổ 4 lá là đã có thể giữ cho không khí luôn trong lành. Chính vì thế, cây lưỡi hổ thường được trồng rất nhiều ở sân bay, khu vực công cộng cũng như trong các văn phòng, thậm chí ở phòng khách ngôi nhà của bạn.
Với dáng vẻ cứng cáp, khoẻ mạnh và màu sắc trang nhã, cây lưỡi hổ phát huy tác dụng cao trong việc trang trí, làm cây cảnh. Bạn có thể đặt một chậu lưỡi hổ nhỏ trên bàn làm việc, đặt nhiều chậu sứ sát nhau để làm hàng rào trước nhà, ở góc hành lang, sảnh trước nhà, lối ra vào hay trước thang máy.
Theo quan niệm phương Đông, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh loài hổ nên có khả năng xua đuổi ma quý, chống tà ma. Bên cạnh đó, dáng vẻ dũng mãnh của loài cây này cũng khiến cho gia chủ thêm cứng cáp và mạnh mẽ.
2. 3 nỗi sợ của cây lưỡi hổ trong mùa đông
1. Sợ nhiệt độ thấp
Miền Bắc phải lưu ý là cây lưỡi hổ rất sợ nhiệt độ thấp vì vậy nếu nhiệt độ thấp hơn 5 độ cây sẽ bị cóng, nhiệt độ dưới 10 độ cây ngừng phát triển. Vậy nên tốt nhất bạn nên đưa lưỡi hổ vào nhà trong mùa đông để giữ nhiệt độ xung quanh khoảng trên 15 độ. Nếu nhiệt độ xuống thấp và xảy ra hiện tượng tê cóng, cây sẽ chết ngay, không thể cứu chữa.
2. Sợ nước
Như đã nói ở trên, cây lưỡi hổ sẽ chuyển vào trạng thái ngủ đông khi không khí dưới 10 độ c. Lúc này nếu bạn tưới nước cây sẽ không hấp thụ được, ngược lại làm bộ rễ bị nghẹt, thối, lá vàng cà cuối cùng là úng chết.
Cách tốt nhất trong mùa đông này là không tưới nước, hoặc tưới cực ít nước cho cây khi nhiệt độ thấp. Nên đợi cho đến khi đất chậu khô hẳn rồi mới tiến hành tưới. Nên chọn tưới nước vào buổi trưa để sau khi tưới cây có có thể nhìn thấy ánh sáng hoặc trời quang đãng.
3. Bón quá nhiều phân
Lưỡi hổ là loại cây đặc trưng ưa phân bón, nhiều người tự trồng tại nhà mà không bón phân sẽ khiến lá của nó bị mỏng và yếu, càng để lâu thì lá càng nhỏ, vì vậy chúng ta cần phải bón phân thường xuyên. Nhưng ngược lại bón quá nhiều phân cũng có khả năng làm cây cháy rễ.
Vì vậy vào mùa đông chúng ta cũng gặp phải hai tình huống. Một là khi nhiệt độ dưới 10 độ – cây ngủ đông lúc này không nên bón phân vì rễ của nó đã ngừng phát triển và không có rễ mới.
Hai là nếu nhiệt độ trong nhà của bạn đảm bảo khoảng 15 độ thì bạn có thể bón phân, nhưng mùa đông nhiệt độ không quá cao, bạn có thể bón phân cho nó mỗi tháng một lần, mỗi lần 1 ít đừng ham bón quá nhiều.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/vao-mua-dong-cay-luoi-ho-co-3-noi-so-tranh-vang-la-thoi-re-d292195.html” alt_src=”” name=””]