Hàng năm, tổ chức bảo vệ môi trường The Nature Conservancy tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh để tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên và nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu.
Cuộc thi Ảnh năm 2022 có số lượng người tham gia lớn nhất từ trước đến nay, với các tác phẩm dự thi từ 196 quốc gia trên 6 hạng mục. Những bức ảnh đoạt giải đã được lựa chọn cẩn thận bởi một hội đồng giám khảo chuyên môn, bao gồm nhiếp ảnh gia bảo tồn Ami Vitale và người dẫn chương trình của Brave Wilderness – Coyote Peterson.
Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Li Ping đã mang về giải thưởng cao nhất cho bức ảnh chụp bằng máy bay không người lái của ông về một đường cao tốc lẻ loi ở Tây Tạng, được bao quanh bởi mỗi bên là những rãnh xói mòn vươn ra theo hình dạng của một cái cây.
Ở 2 bên đường cao tốc, những rãnh xói mòn hình thành do nước mưa vươn ra như một cái cây. Bức ảnh có tựa “Không đề”.
Hình ảnh đánh bại hơn 100.000 bức ảnh và là phần thưởng tuyệt vời cho nỗ lực nhiếp ảnh gia đã bỏ ra. Để có được ánh sáng tốt nhất cho hình ảnh, ông đã ngủ trong một bãi đậu xe bên đường để sử dụng drone chụp lại vào sáng sớm.
2 nhiếp ảnh gia khác đã nhận được giải thưởng đặc biệt, vì hình ảnh của họ được Vitale và Peterson tự tay chọn ra. Lựa chọn hàng đầu của Vitale là bức ảnh đầy ám ảnh của Shafeeq Mulla về một con báo đang tha một con khỉ lúc khỉ con vẫn đang bám theo. Bức ảnh khắc họa cho ta góc nhìn về những thực tế khắc nghiệt của thế giới tự nhiên.
Ngoài ra, Peterson đã trao giải thưởng của mình cho nhiếp ảnh gia nổi tiếng Florian Ledoux. Bức ảnh của Ledoux cho thấy một con gấu Bắc Cực cái đang nuôi 2 con trong một khu khai thác than bị bỏ hoang ở quần đảo Svalbard, Na Uy.
Peterson chia sẻ: “Đối với một loài động vật như gấu Bắc Cực, loài vật đang cạn kiệt không gian tồn tại do băng biển liên tục tan chảy, thì sự dũng cảm mà nó thể hiện khi con mẹ tìm nơi ẩn náu cho đàn con là một hình ảnh ấm lòng giữa bối cảnh băng giá“.
Hãy cùng xem một số bức ảnh chiến thắng và lọt vào vòng chung kết từ cuộc thi năm 2022 bên dưới.
Bức hình đầy ám ảnh khi một con báo tha một con khỉ mẹ lúc khỉ con vẫn đang cố bám vào nó
Bức ảnh “Vương quốc bất dung thứ” của nhiếp ảnh gia Shafeeq Mulla (Zambia).
Bức ảnh gấu mẹ nuôi con của nhiếp ảnh gia Florian Ledoux (Na Uy) cho thấy một con gấu Bắc Cực cái và 2 con tại một khu khai thác bỏ hoang
“Thằn lằn và cối xay gió” của Sandesh Kadur (Ấn Độ) – Giải nhất hạng mục Khí hậu
Một con Thằn lằn (thuộc loài Sarada superba) đang đứng bảo vệ lãnh thổ của mình. Con thằn lằn này được chụp ở cao nguyên Chalkewadi ở quận Satara, nơi có một trong những trang trại điện gió lớn nhất vùng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những chiếc cối xay gió có thể ảnh hưởng đến hành vi của động vật ăn thịt tạo cơ hội cho những con thằn lằn nhỏ bé này phát triển mạnh ở vùng cao nguyên đá.
“Bện sông” của Kristin Wright (Mỹ) – Giải nhất hạng mục Nước.
“Lớp trầm tích có màu sắc rực rỡ vẽ nên cảnh quan như đang chảy về phía đại dương. Sông băng Þjórsá, là con sông dài nhất ở Iceland, bắt nguồn từ sông băng Hofsjökull và uốn khúc 230km ra Đại Tây Dương. Phối cảnh trên được chụp từ một chiếc máy bay nhỏ, cho thấy lớp trầm tích có màu sắc tươi sáng và đa dạng theo dòng chảy của con sông về phía đại dương”.
“Morani và bạn” của Anup Shah (Anh) – Giải nhất hạng mục Động vật hoang dã.
Con sư tử bên phải già hơn hẳn so với người bạn đồng hành thời trẻ của nó. Sư tử già là một trong những kẻ cai trị Vườn quốc gia Masai Mara từ rất lâu trước đây tên Morani.
“ADI” của Francisco Javier Munuera González (Tây Ban Nha) – Giải nhất hạng mục Phong cảnh.
“Chúng tôi đi xuyên qua khu rừng chìm trong sương mù, và khi lên đến đỉnh được vài phút thì sương mù tan hết, (thế là) chúng tôi có thể tận hưởng những buổi dạ tiệc do nhiệt độ thấp gây ra”.
“Nghỉ ngơi” của Janusz Jurek (Ba Lan) – Giải nhất hạng mục Con người và Thiên nhiên.
“Bức ảnh được chụp ở Hy Lạp. Ban đầu, tôi muốn chụp phong cảnh biển, như mọi người, có điều là quay lại 180 độ. Những gì tôi thấy hóa ra thú vị hơn. Một nhà máy khổng lồ đã lan ra biển, cướp đi bãi biển của những người đang nghỉ ngơi. Một khung cảnh bình thường, giản dị nhưng lại rất mang tính biểu tượng đối với tôi”.
“Bromo kỳ ảo” của Hendy Wicaksono (Indonesia) – Giải nhì hạng mục Phong cảnh.
“Vườn quốc gia Bromo Tengger Semeru (TNBTS) là một trong 10 điểm du lịch ưu tiên của Indonesia. Du lịch Bromo có thể là một chuyến đi mơ ước đối với nhiều người bởi vì cảnh quan vùng núi trải dài khoảng 50.276,3 ha này sẽ khiến du khách mãn nhãn bởi vẻ đẹp lộng lẫy”.
“Nấm ma” của Callie Chee (Úc) – Giải nhất hạng mục Thực vật và Nấm.
“Nấm ma có biệt danh như vậy màu xanh lục kỳ lạ của nó, tên khoa học của những cây nấm phát quang sinh học này là Omphalotus Nidiformis. Sự phát sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong bóng tối hoàn toàn. Chúng được tìm thấy trong một số khu rừng ở Úc. Việc tìm kiếm chúng và chụp ảnh có thể là một thách thức vì chúng chỉ phát triển và phát sáng trong vài tuần mỗi năm”.
Nguồn: My Modern Met
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/ve-dep-khac-nghiet-cua-thien-nhien-qua-nhung-tac-pham-thang-giai-nhiep-anh-bao-ton-2022-20221007141458843.chn” name=””]