Những đất nước hạnh phúc nhất thế giới năm 2022 đều gọi tên khu vực Bắc Âu, với Phần Lan xếp đầu bảng lần thứ năm liên tiếp và Đan Mạch, Thụy Điển lần lượt xếp hạng hai, ba.
Đây là kết quả của Báo cáo Hạnh phúc thế giới do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc công bố gần đây, nhân kỷ niệm 10 năm phát hành báo cáo này.
1. Phần Lan
Các nước Scandinavia dường như luôn sở hữu bí mật về lối sống hạnh phúc và Phần Lan không phải ngoại lệ. Người dân Phần Lan rất giỏi bồi đắp sự đoàn kết và niềm tin của cộng đồng.
Dù Phần Lan ứng phó đại dịch COVID-19 rất quyết đoán và hiệu quả, song người dân nước này không quá phụ thuộc vào chính phủ mà tự do thực hiện các quyết định của mình – vốn là một chìa khóa mở ra sự hạnh phúc của tập thể.
Ảnh: Shutterstock
2. Đan Mạch
Đất nước hạnh phúc thứ hai thế giới, Đan Mạch, giành được điểm cao ở hầu hết các tiêu chuẩn đánh giá của báo cáo, từ GDP bình quân đầu người, sự rộng lượng đến tình trạng tham nhũng ít ỏi. Ngoài ra, phúc lợi xã hội diện rộng cộng với dân số ít cũng đóng góp vào “thành tích” hạnh phúc và chất lượng sống vượt trội ở Đan Mạch.
Ảnh: Shutterstock
3. Iceland
Không chỉ nổi tiếng với chất lượng giáo dục hàng đầu, tỉ lệ tội phạm thuộc loại thấp nhất và tính cộng đồng cao, Iceland còn được đánh giá cao nhờ tinh thần hỗ trợ mọi người và sự rộng lượng. Điểm cộng rất lớn khác nằm ở thiên nhiên tươi đẹp và sự đa dạng sinh học của đất nước này. Thật khó để không hạnh phúc khi vây quanhh bạn là rất nhiều thác nước, suối nước nóng, vịnh hẹp…
Ảnh: Shutterstock
4. Thụy Sĩ
Là một trong những nước khỏe mạnh nhất thế giới, Thụy Sĩ có tỉ lệ béo phì thuộc hàng thấp nhất thế giới trong khi có tuổi thọ cao. Đất nước châu Âu này có mức lương trung bình cực cao – cao hơn Mỹ khoảng 75% – cùng GDP bình quân đầu người thuộc hàng tốp thế giới.
Ở Thụy Sĩ có cả tinh thần cộng đồng mạnh mẽ lẫn không khí miền núi trong lành nên không có gì lạ khi họ lọt vào tốp năm các nước hạnh phúc nhất thế giới.
Ảnh: Shutterstock
5. Hà Lan
Hà Lan ghi điểm rất cao trong các tiêu chí như tính rộng lượng, đạo đức xã hội… khi hầu hết người dân tin rằng chính phủ mình vận hành mà không bị vướng vào nạn tham nhũng. Sự tin tưởng tuyệt vời đối với chính phủ và giữa người dân với nhau là công thức làm nên chất lượng sống tuyệt hảo của Hà Lan.
Ảnh: Shutterstock
6. Luxembourg
Luxembourg là đất nước nhỏ bé nhưng bù lại có tinh thần sống rất tích cực. Ưu điểm của đất nước này là GDP bình quân đầu người cao, tự do cá nhân được tôn trọng, tuổi thọ cao, cộng đồng tương hỗ và tính rộng lượng.
Ảnh: Shutterstock
7. Thụy Điển
Thụy Điển là hình mẫu hoàn hảo của chất lượng sống cao theo chuẩn Scandinavia. Tất cả là nhờ Thụy Điển có tình trạng tham nhũng không đáng kể, GDP bình quân đầu người cao ngất, tuổi thọ cao… Chính phủ nước này còn thiết kế nhiều chương trình đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng sống, bao gồm kỳ nghỉ hè dài ngày.
Ảnh: Shutterstock
8. Na Uy
Chăm sóc sức khỏe toàn dân, miễn phí học phí đại học và cân bằng giữa làm việc – đời sống là những yếu tố tạo nên sự khác biệt ở Na Uy. Nước này còn có tỉ lệ tội phạm thấp và tinh thần đoàn kết cộng đồng mạnh mẽ. Chưa hết, Na Uy còn sở hữu nhiều cảnh đẹp thiên nhiên mê hồn, đa dạng từ núi, vịnh đến rừng rậm.
Ảnh: Shutterstock
9. Israel
Đất nước không phải ở châu Âu hoặc Scandinavia duy nhất trong tốp 10 là Israel, đại diện đến từ Trung Đông. Người dân Israel có tuổi thọ cao, tôn trọng giá trị cộng đồng và hợp tác. Về mặt khí hậu, họ được tận hưởng 8 tháng trời trong xanh.
Ảnh: Shutterstock
10. New Zealand
Nằm tách biệt với phần còn lại của thế giới, New Zealand góp mặt vào danh sách 10 nước hạnh phúc nhất thế giới nhờ lối sống thư thả, khả năng cân bằng giữa công việc và đời sống cũng như nền chính trị ổn định và tỉ lệ tội phạm cực thấp.
Ảnh: Shutterstock
Trong 10 năm qua, Báo cáo Hạnh phúc thế giới đều đặn công bố hằng năm, sử dụng dữ liệu do công ty Gallup World Poll khảo sát với sự tham gia của hàng ngàn người đến từ 150 quốc gia. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá bao gồm GDP, tuổi thọ, sự rộng lượng, hỗ trợ cộng đồng, tự do và tình trạng tham nhũng.
Từ hạng 11 đến 20 năm 2022 lần lượt là Áo, Úc, Ireland, Đức, Canada, Mỹ, Anh, Cộng hòa Czech, Bỉ, Pháp.
Đứng cuối danh sách là những nước bị chiến tranh tàn phá, trong đó xếp hạng 150 là Afghanistan. Trong khi Israel xếp hạng 9 thì Palestine nằm ở hạng 122. Hai nước đang xảy ra xung đột là Nga và Ukraine chia nhau vị trí thứ 80 và 98.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/vi-sao-cac-nuoc-bac-au-hanh-phuc-vo-doi-20230120084247554.chn” name=””]