Dân gian truyền tụng rằng Hoàng Đế là chân rồng trời nên chim trời sợ hãi không dám bén mảng đến “nơi ở của rồng”. Điều này có đáng tin cậy không?
Tử Cấm Thành, hay Cố Cung, là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới trải dài suốt hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc. Du lịch Bắc Kinh nếu không một lần ghé thăm Cố Cung thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn.
Cung điện tồn tại cho đến nay vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Đúng như lời đồn “Mái cung trong Tử Cấm Thành chưa bao giờ lấm lem phân chim!”.
Nghe có vẻ khó hiểu, lẽ nào lũ chim không dám đậu trên mái cung điện từng là nơi ở của vị Hoàng đế này? Nhưng nếu quan sát kỹ mái ngói của các gian trong Cố Cung, bạn sẽ tìm ra câu trả lời.
Như chúng ta đã biết Cố Cung Bắc Kinh là một trong những cung điện có cấu trúc bằng gỗ hoàn chỉnh và lớn nhất thế giới, được xây dựng vào năm 1406, đã tồn tại hơn 600 năm.
Là nơi ở của Hoàng đế, ngoại trừ quy mô rộng lớn, thiết kế tinh xảo, điều kiện vệ sinh cũng phải được đảm bảo tuyệt đối. Nếu tình cờ, Hoàng đế đang đi trên đường và phát hiện ra có phân chim trước mặt mình, người hầu phụ trách khu vực đó sẽ bị kết án tử hình. Đồng thời, mái nhà của cung điện Hoàng đế được bao phủ bởi phân chim, điều này tất nhiên là không thể chấp nhận được. Nhưng để thái giám mỗi ngày leo lên nóc nhà quét dọn cũng không hợp lý. Vì vậy, ngay từ khâu thiết kế xây dựng, người Trung Quốc cổ đại đã tính toán trường hợp này.
Đầu tiên, mái của cung điện trong Hoàng cung được lợp bằng ngói lưu ly liền mạch không có khe hở.
Ngói lưu ly sử dụng nguồn nguyên liệu có nhiều thành phần khoáng chất, sau quá trình tinh chế, nghiền, ép, tạo hình và cuối cùng là nung trong lò nhiệt độ cao nên loại ngói này có nhiều ưu điểm.
Chẳng hạn, độ nhẵn và mịn cao khiến chim chóc không thể đậu trên mái nhà. Hơn nữa, ngói lưu ly có màu sắc tươi sáng rực rỡ, bền màu, khó phai màu theo thời gian, chim chóc không ưa màu sắc bắt mắt này. Nếu mặt trời lên cao, gạch lưu ly càng chói lọi, chim chóc càng không thích điều này nên rất ít trường hợp chim chóc đến gần khu vực cung điện vào giữa trưa.
Thứ hai, mái ngói trên các cung điện trong Hoàng cung có độ dốc lớn.
Thêm vào sự nhẵn nhụi của viên gạch lưu ly, con chim đậu trên đó gần như không thể đứng vững. Trong trường hợp chim bay qua, làm rơi phân xuống mái ngói, nhờ độ mịn và chất liệu đặc biệt nên phân chim không bám quá chặt mà nhanh khô dưới nắng hoặc bị nước mưa cuốn trôi.
Cuối cùng, người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng một lớp phủ đặc biệt trên bề mặt của những viên ngói lưu ly, loài chim rất ghét mùi này nên hầu hết không chọn những mái ngói trong Cung điện làm nơi đậu, dừng chân.
Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền câu nói Hoàng Đế chính là rồng trời nên chim muông sợ hãi không dám đậu ở “chốn rồng”. Tất nhiên, đây chỉ là niềm tin không có cơ sở khoa học.
Trên thực tế, môi trường tự nhiên đang bị hủy hoại, các loài chim ngày càng ít đi do nhiều nguyên nhân. Không nói đến những mái ngói trong Hoàng cung, ngay cả những mái nhà bình thường cũng không còn thường xuyên xuất hiện phân chim. Hơn nữa, Cố Cung lại tọa lạc tại thành phố Bắc Kinh sầm uất, tất nhiên đây không phải là nơi động vật hoang dã nói chung và các loài chim nói riêng trú ngụ.
Nguồn: Sohu
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/tai-sao-mai-cung-dien-trong-co-cung-khong-he-co-phan-chim-ma-lai-sach -se-hon-600-nam-20230627151457.chn” name=””]