( Yeni ) – Với chuyện ân ái chốn thâm cung, cung tần mỹ nữ cũng bắt buộc phải tuân thủ những quy định khắt khe.
Trong thời kỳ Trung Hoa cổ đại, hoàng đế chính là người nắm quyền lực tối cao nhất. Đặc biệt, mỗi vị hoàng đế còn có dàn hậu cung với 3000 cung tần mỹ nữ. Đến thời nhà Thanh, hệ thống phân cấp bậc cũng như quy định càng được xây dựng chặt chẽ hơn.
Các văn nhân cổ đại đã miêu tả hậu cung của các bậc đế vương Trung Hoa bằng những từ ngữ như: “tam cung lục viện”, “ba ngàn mỹ nữ”. Bởi có quá nhiều phi tần, thế nên con đường đến với long sàng của các cung tần mỹ nữ cũng vô cùng gian nan, không phải cứ muốn là được.
Dù khó khăn là vậy nhưng phi tần nào cũng ra sức, nỗ lực hết mình để có cơ hội trở thành mỹ nữ được hoàng đế sủng hạnh, từ đó địa vị sẽ được nâng lên cao, quyền thế và của cải ngập trời.
Nghe đến đây, nhiều người sẽ cho rằng những phi tần này sẽ được hưởng cuộc sống sung sướng. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn khác. Các phi tần trong cung đều phải chịu sự ràng buộc từ vô số các cung quy luật lệ. Ngay cả những chuyện riêng tư như chuyện ân ái với nhà vua cũng phải tuân thủ sự quản thúc vô cùng nghiêm ngặt.
Quy tắc thị tẩm phức tạp
Nếu ai thường xuyên theo dõi thể loại phim cung đấu Trung Quốc chắc chắn sẽ nhận ra quy tắc thị tẩm của hoàng đế nhà Thanh vô cùng phức tạp. Thông thường, tên của các phi tần sẽ được khắc trên các thẻ gỗ. Sau đó, hoàng đế sẽ lựa chọn thẻ bài. Người được chọn sẽ hầu hạ hoàng đế trong buổi tối ngày hôm đó.
Trong vô số những cung tần mỹ nữ trong dàn hậu cung của mình, hoàng đế chỉ giữ lại cho mình một vài cái tên mà bản thân đặc biệt yêu thích. Và cứ thế, những cái tên này được khắc trong tấm kim bài đặt ở một chiếc lọ lớn ở phía trên long sàng. Mỗi khi nhà vua muốn thị tẩm, họ sẽ lật thẻ bài để thái giám đưa phi tần đến hầu hạ.
Những người được vua thị tẩm sẽ phải tắm gội thật sạch sẽ, sau đó cởi bỏ y phục, không được mang theo bất kỳ thứ gì trên người. Sau đó, họ sẽ phải cuốn mình trong một tấm chăn lớn được dệt bằng chỉ lụa vàng và được khiêng đến bên long sàng của hoàng đế. Tiếp đến, phi tần mỹ nữ sẽ phải tự mình bò lên long sàng, chui vào chăn để hoàng đế lâm hạnh. Đến khi kết thúc, họ sẽ phải bò giật lùi ra khỏi giường, sau đó tự cuốn mình vào trong chăn trước khi được các thái giám đưa trở lại cung.
Được biết, đây cũng là một trong những việc khiến các phi tần cảm thấy vô cùng xấu hổ và khó chịu bởi không được xem trọng. Nguyên nhân bởi, họ sẽ không có thời gian để sửa soạn bản thân, không thể mặc quần áo, che kín cơ thể trước khi bị các thái giám mang đi. Trông họ khi đó không khác gì một món hàng hóa.
Trong quá trình thị tẩm, Kính Sự phòng sẽ tiến hành quản thúc và được các thái giám theo dõi và ghi chép cẩn thận. Quá trình thị tẩm của nhà vua chỉ được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đến thời điểm phải kết thúc, các thái giám đứng cạnh giường sẽ hô to một tiếng. Âm thanh này đồng nghĩa với việc thông báo cho hoàng đế biết đã hết thời gian thị tẩm. Nếu như hoàng đế không phản hồi, thái giám sẽ tiếp tục ho nhẹ cho đến khi nhận được câu trả lời.
Sau đó, các thái giám sẽ hỏi hoàng đế là “Giữ hay không giữ?”. Nếu đáp án là không giữ, các thái giám sẽ liên tục xoa bóp bụng của phi tần đó, vừa xoa vừa dùng lực ấn mạnh vào các vị trí của phần bụng để những gì hoàng đế để lại trong cơ thể của nữ nhân đó sẽ chảy hết ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu như hoàng đế cho phép giữ lại, các thái giám sẽ lấy bút ghi chép chi tiết để sau này còn đối chiếu.
Tại sao phi tần không được phát ra âm thanh khi thị tẩm?
Bên cạnh những quy tắc trên, phi tần còn phải tuân theo quy tắc khắt khe khác đó là, họ không được đeo trang sức khi thị tẩm. Khi ân ái, họ cũng không được phát ra bất kỳ âm thanh nào. Dù không được quy định trong bất kỳ văn bản luật lệ nào của Thanh triều nhưng điều luật này lại được xem là quy tắc “bất thành văn” ai cũng ngầm hiểu.
Ngoài việc túc trực bên ngoài tẩm cung để nhắc nhở hoàng đế về giờ giấc, các thái giám còn sẵn sàng thực hiện những yêu cầu đột xuất từ chủ tử nếu có. Nguyên nhân bởi, nếu như xuất hiện thích khách hoặc chính vị phi tần, mỹ nữ đó có ý định sát hại hoàng đế, tiếng ồn sẽ khiến thái giám và quân lính đứng bên ngoài không thể nắm bắt được tình hình mà cứu giá. Vì thế, phi tần phải tuyệt đối giữ im lặng trong suốt quá trình thị tẩm.
Tuy nhiên, quy tắc này còn có một cách giải thích khác. Cụ thể, quy tắc này được đặt ra không vì mục đích nào khác ngoài để giữ tôn nghiêm cho hoàng đế. Hoàng đế vì muốn giữ thể diện, không muốn bị mang tiếng là túng dục quá độ nên đã yêu cầu các cung tần mỹ nữ không được phát ra bất kỳ âm thanh nào trong suốt quá trình sủng hạnh.
Sau khi các phi tần thị tẩm xong, họ sẽ không được phép ở lại trong phòng cùng hoàng đế quá lâu bởi chỉ có hoàng hậu mới có được đặc quyền này. Nếu vô tình hoặc cố tình vi phạm các quy tắc trên, các phi tần sẽ bị xử lý ngay lập tức bằng nhiều hình thức, bao gồm cấm túc, phạt quỳ, vả miệng, đánh gậy, hạ chức, giáng thành nô tỳ, đưa vào lãnh cung…
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/vi-sao-trong-qua-trinh-thi-tam-phi-tan-tuyet-doi-khong-phat-ra-am-thanh-nguyen-nhan-vo-cung-dang-so.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/vi-sao-trong-qua-trinh-thi-tam-phi-tan-tuyet-doi-khong-phat-ra-am-thanh-nguyen-nhan-vo-cung-dang-so-d334467.html” name=”Xe và Thể thao”]