Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi thường mắc bệnh viêm tai giữa.
Tình trạng viêm tai giữa ở trẻ em xảy ra khi vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, không gian phía sau màng nhĩ. Khi trẻ bị nhiễm trùng tai (hay còn gọi là viêm tai giữa , tai giữa chứa đầy mủ (dịch bị nhiễm trùng). Mủ đẩy lên màng nhĩ, có thể gây đau đớn cho trẻ.
Mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu như để tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như gây điếc, đau đớn, co giật hoặc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. (Ảnh minh họa)
Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi?
Nếu như trẻ được chăm sóc đúng cách và bệnh viêm tai giữa ở trẻ có mức độ nhẹ sẽ thuyên giảm sau khoảng 2-3 ngày. Đối với những trường hợp trẻ bị nặng hơn, bác sĩ sẽ tư vấn cho trẻ dùng kháng sinh. Thông thường, liều lượng dùng thuốc kháng sinh ở trẻ để chữa bệnh viêm tai giữa là khoảng 10 ngày.
Đối với những trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, liều lượng dùng kháng sinh này có thể giảm xuống khoảng từ 5-7 ngày. Nhìn chung, mỗi loại bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thời gian cũng như cách điều trị khác nhau. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, trẻ bị viêm tai giữa bao lâu khỏi bệnh còn phụ thuộc vào đối tượng và độ tuổi của trẻ.
Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi. (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Phụ huynh không tự ý mua thuốc mà không được kê đơn cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Do viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Với những trẻ trên 6 tháng tuổi, cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị viêm tai giữa cho bé tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp thêm một số phương pháp chăm sóc khác để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn như cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung nước thường xuyên… Sau khi đã áp dụng những phương pháp này nhưng tình trạng của bé vẫn không đỡ, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ tái khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Khi nào trẻ bị viêm tai giữa cần đặt ống trong tai?
Nếu trẻ bị nhiễm trùng tai thường xuyên, hoặc nếu bé bị khó nghe do chất lỏng liên tục trong tai giữa, trẻ có thể cần một ống dẫn tinh qua màng nhĩ và vào tai giữa. Ống giúp giữ áp suất không khí bình thường ở cả hai bên của trống tai và giúp chất lỏng thoát ra từ tai giữa.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ là cách tốt nhất để biết trẻ có bị viêm tai giữa hay không. (Ảnh minh họa)
Việc đưa ống vào cần một thao tác ngắn của bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng. Trẻ em thường có thể về nhà ngay trong ngày.
Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Một số cách để phòng bệnh viêm tai giữa mà các gia đình nên phòng cho con như sau:
– Thực hiện cho trẻ bú mẹ ít nhất khoảng 6 tháng đầu để giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về tai.
– Đối với những trẻ đang còn bú bình, khi cho bé bú cần bế bé ở 1 góc thay vì chỉ nằm ngửa bú.
– Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
– Thường xuyên rửa tay cho con để tránh vi trùng và vi khuẩn.
– Tiêm chủng đầy đủ các mũi cho trẻ theo từng tháng, từng độ tuổi của con, đặc biệt là vacxin cúm hàng năm.
– Khi trẻ hơn 6 tháng không nên cho ngậm núm vú giả.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/viem-tai-giua-o-tre-em-bao-lau-thi-khoi-c59a7087.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con/viem-tai-giua-o-tre-em-bao-lau-thi-khoi-c13a524144.html” name=””]