Cả nhà đều là người châu Á nhưng con gái chào đời lại da trắng, tóc vàng.
Theo luật di truyền, ngoại hình của mỗi đứa trẻ sinh ra thừa hưởng gen di truyền của cả bố và mẹ. Vì thế chúng thường mang đặc điểm một chút giống bố và một chút giống mẹ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt đã gây nên hiểu lầm không ít cho các thành viên trong gia đình.
Câu chuyện của gia đình Tiểu Hạ và Trương Lâm (Trung Quốc) được chia sẻ cách đây không lâu gây chú ý với mọi người. Sau 2 năm ngày cưới, Tiểu Hạ hạ sinh con trai đầu lòng vô cùng kháu khỉnh, đáng yêu. Tuy nhiên điều khiến gia đình băn khoăn là cả hai bên nội ngoại đều là người châu Á, mang mái tóc màu đen nhưng đứa con Tiểu Hạ sinh ra lại sở hữu mái tóc màu vàng, da trắng như trứng gà bóc trông như một đứa trẻ lai Tây.
Cũng chính vì diện mạo khác cả gia đình như thế này mà đứa trẻ gặp phải những ánh mắt dò xét của mọi người. Đến chính bố đứa trẻ – anh Trương Lâm đang háo hức đón con cũng chuyển sang nghi ngờ. Rõ ràng đại gia đình ai cũng là người châu Á, tóc đen, da ngăm sao đứa trẻ này lại khác biệt đến vậy. Hay liệu bệnh viện trao nhầm con?
Anh Trương Lâm ngay lập tức trao đổi lại với phía bệnh viện thì không có chuyện nhầm lẫn ở đây nên nảy sinh nghi ngờ vợ và nằng nặc đòi làm xét nghiệm ADN. Lúc này bà nội đứa trẻ mới bất chợt nhớ ra điều gì đó và thú nhận, có lẽ không có sự nhầm lẫn nào ở đây, đứa bé vừa mới sinh cũng đúng là cháu nội của bà, chỉ có một sự thật mà mọi người chưa biết.
Hóa ra, bố đẻ của bà nội tức là ông ngoại của Trương Lâm là một người lai Pháp nhưng ông đã mất trước khi Trương Lâm chào đời nên nhiều người cũng không để ý đến chi tiết này. Cả bố và mẹ của Trương Lâm đều là người châu Á nhưng không ngờ đến đời con Trương Lâm lại thừa hưởng một chút gen di truyền từ cụ ngoại nên đã gây nên hiểu lần xen lẫn ngạc nhiên cho mọi người.
Sự thật được bà nội chia sẻ khiến mọi người trong nhà thở phào nhẹ nhõm, lúc này Trương Lâm gửi lời xin lỗi tới vợ đồng thời âu yếm cậu con trai mới sinh mà nãy giờ anh hiểu lầm cho bé.
Trên thực tế, việc di truyền giữ các thế hệ như vậy không phải là hiếm. Có nhiều đặc điểm di truyền có thể kể đến như:
Chiều cao
Ở một số gia đình, luôn có những tình huống xảy ra như bố mẹ thì cao nhưng con cái lại rất bình thường, trong khi cũng có những nhà bố mẹ lùn nhưng con cao hơn hẳn. Thực ra điều này có thể là do di truyền giữa các thế hệ chứ không nhất thiết phải là sự di truyền thực tiếp từ bố mẹ sang con.
Hình thức
Thực tế, việc di truyền ngoại hình là rất phổ biến, có người từng sưu tầm ảnh của ông bà, cháu nội để so sánh, phát hiện một số hậu bối trông rất giống ông bà mình. Đặc biệt là ngũ quan đều giống như tạc chứng tỏ sức mạnh của việc di truyền giữa các thế hệ.
Bệnh
Các bệnh liên quan đến gen cũng sẽ được truyền sang con cái thông qua các phương pháp di truyền giữa các thế hệ, chẳng hạn như bệnh mù màu, rối loạn tâm thần … và một số bệnh di truyền trong gia đình sẽ có đặc điểm di truyền giữa các thế hệ. Vì vậy, nếu cả hai vợ chồng đều mắc bệnh di truyền trong gia đình thì phải làm công tác phòng bệnh, nghe theo lời bác sĩ và không nên sinh con một cách mù quáng.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/vo-sinh-con-lai-tay-dep-nhu-thien-than-chong-tuc-gian-doi-xet-nghiem-adnba-noi-voi-thu-nhan-d301314.html” alt_src=”” name=””]