Người mẹ có tác động rất lớn tới con cái, vì thế đối với một số tính cách tiêu cực nhất định cần phải thay đổi.
Trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, ngay cả khi thiếu vắng sự đồng hành của người cha, trẻ vẫn có thể phát triển một cách lành mạnh.
Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng sự chăm sóc và giáo dục của người mẹ, mọi thứ sẽ trở nên rất nghiêm trọng.
Vai trò của người mẹ đối với con cái rất quan trọng
Từ khi mang thai cho tới lúc một đứa trẻ chào đời, chúng có mối quan hệ không thể tách rời người mẹ.
Mỗi giọt sữa trẻ bú, mỗi hành động trẻ thay đổi theo từng giai đoạn đều được nâng niu trong vòng tay mẹ.
Người mẹ cũng thường thể hiện tình yêu thương với con mình một cách vô bờ bến. Chỉ có khi ở bên mẹ, trẻ mới có cảm giác an toàn tuyệt đối.
Khi đứa trẻ tiếp tục phát triển, nếu người mẹ có tính cách dịu dàng, giao tiếp tử tế, trẻ sẽ nhận ra việc mắc lỗi không có gì quá ghê gớm. Mỗi khi trẻ gặp rắc rối, mẹ luôn là người đến bên chúng đầu tiên.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa con cái và người cha lại hoàn toàn khác nhau. Người cha không phải lúc nào cũng ở bên con mình, thường dành thời gian rất ít cho con cái vì phải gánh trách nhiệm kinh tế cho gia đình, ngay cả khi cha tương tác với con theo ý thích cũng chỉ là thoáng qua.
Có thể nói rằng, người mẹ là cả thế giới đối với một đứa trẻ. Khi một đứa trẻ lớn lên với mẹ, chúng có sự thoải mái và tự tin mà một người cha đơn thân khó mang lại.
Bởi so với người cha, người mẹ thường hay bộc lộ cảm xúc và tình yêu thương nhiều hơn. Thậm chí, có những câu nói yêu thương với con cái người cha cảm thấy rất khó thốt ra thành lời. Chính vì thế, trẻ sẽ thích ở bên mẹ một cách tự nhiên.
Người mẹ thường dành nhiều thời gian của mình để quan tâm, chăm sóc con cái nên tác động của mẹ đối với trẻ rất lớn.
Những tính cách xấu của người mẹ ảnh hưởng tới con cái
Vì tác động của người mẹ lên thế giới quan của trẻ rất lớn, cho nên nếu họ có tính xấu, điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới con cái.
Dưới đây là một số tính cách của người mẹ tác động tiêu cực tới con mình:
1. Mẹ quá bảo thủ, con cái trở nên yếu ớt, kém cỏi
Một số người mẹ quá bảo thủ và mạnh mẽ, họ luôn muốn “nắm chắc” con mình trong tay. Bất kể vấn đề nào đi chăng nữa, họ cũng sẽ tự làm, thay con quyết định và thường lấy lý do “mẹ làm tất cả vì con”.
Lớn lên trong một môi trường như vậy, một số trẻ sẽ bao dung và chấp nhận mọi sự sắp đặt của mẹ.
Có thể chúng sẽ nghĩ “tại sao mình phải lãng phí thời gian và tâm trí để đưa ra quyết định khi có mẹ đã lo liệu tất cả”.
Còn những đứa trẻ khác sẽ có tâm lý phản kháng, chúng sẽ nghĩ “tại sao không để con tự quyết định, đây là cuộc sống của con, tại sao mẹ lại cứ thích can thiệp, con thích đối đầu với mẹ, dù có thua cũng cảm thấy vui”.
Dưới sức mạnh của người mẹ, dù đứa trẻ có phản kháng tới đâu thì cuối cùng chúng cũng phải ngoan ngoãn nghe theo yêu cầu của mẹ. Theo thời gian, trẻ sẽ dần trở nên kém cỏi và yếu ớt không thể chống chọi lại khó khăn.
2. Mẹ quá tiết kiệm, con cái cảm thấy tự ti
Một số bà mẹ cho rằng, con cái là cả cuộc đời của họ. Họ có thể hy sinh mọi thứ, không dám ăn uống, dành hết mọi thứ cho con. Điều này khiến họ rất keo kiệt với bản thân và tằn tiện trong cuộc sống.
Người mẹ cứ nghĩ làm như vậy con cái sẽ biết ơn mình nhưng ngược lại trẻ chỉ thấy khó chịu, thậm chí nghĩ mẹ mình quá hà tiện.
Việc chứng kiến mẹ mình sống khổ sở, chắt chiu mọi thứ, khiến trẻ trở nên tự ti, không thể ngẩng cao đầu tự tin trước các bạn cùng lớp. Trong tâm trí của trẻ, chúng luôn thấy mình thật kém cỏi.
[yeni-source src=”https://www.baogiaothong.vn/2-kieu-nguoi-me-nay-cuc-ky-anh-huong-xau-toi-con-cai-khien-tre-nhut-nhat-va-kem-coi-d564005.html” alt_src=”https://eva.vn/day-con/2-kieu-nguoi-me-nay-anh-huong-xau-toi-con-cai-khien-tre-nhut-nhat-va-kem-coi-c14a530021.html” name=””]