Có hai giai đoạn “vàng” trẻ phát triển vượt bậc, cha mẹ cần nắm bắt để giúp trẻ phát triển mạnh mẽ nhất.
Không ít phụ huynh đang vô cùng lo lắng khi nhận thấy con thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi. Thực tế, sự phát triển chiều cao ở trẻ chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.
Chiều cao của trẻ phát triển ngay từ khi trong bụng mẹ cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, có hai giai đoạn “vàng” trẻ phát triển vượt bậc, cha mẹ cần nắm bắt để giúp trẻ phát triển mạnh mẽ nhất.
Chiều cao của trẻ được đánh giá như thế nào?
Để đánh giá thực trạng chiều cao của một đứa trẻ, cần so sánh nó với hầu hết những đứa trẻ bình thường cùng chủng tộc, cùng lứa tuổi và giới tính.
Nói chung, quy luật tăng trưởng của trẻ trước 3 tuổi đại khái như sau: (Sau đây là tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình, không ép buộc so sánh, chỉ mang tính chất tham khảo)
– 0-3 tháng: 3,5cm/ tháng
– 4-6 tháng: 2cm/ tháng
– 7-9 tháng: 1,5cm/ tháng
– 10-12 tháng: 1cm/ tháng
– 1-2 tuổi: 10-11cm/ tháng
– > 2 tuổi: 4-7cm/ tháng
Chiều cao của trẻ luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Trẻ có thể cao tới 25cm trong năm đầu tiên sau khi sinh, 10-12cm trong năm thứ hai, và trung bình khoảng 8cm trong năm thứ ba, và nói chung tăng trưởng 5-6cm/ năm trong chiều cao từ 3 tuổi đến khi dậy thì, nếu dưới 5cm/ năm thì cần lưu ý, tuổi vị thành niên khoảng 7-12cm/ năm.
Về việc dùng chỉ số tăng trưởng hàng năm để đánh giá chiều cao của bé, nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết phương pháp này có kịp thời không, nếu chiều cao của trẻ thấp thì liệu có làm chậm tăng trưởng chiều cao của trẻ nếu bắt đầu lại?
Hồ sơ tăng trưởng hàng năm không chỉ có thể nói đến tiêu chuẩn chiều cao còn có thể ghi lại rất tốt sự thay đổi chiều cao của trẻ. Do đó, cha mẹ nên chú ý theo dõi và ghi lại quá trình tăng trưởng của trẻ, để có những so sánh chính xác nhất.
Hai giai đoạn vàng để trẻ cao lớn, cha mẹ nên biết nắm bắt
Thực tế, chiều cao của trẻ không hoàn toàn do di truyền quyết định. Trong quá trình phát triển chiều cao, có hai “thời kỳ vàng”, đó là trước 2 tuổi và giai đoạn dậy thì.
1000 ngày đầu đời
1000 ngày đầu đời được tính từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi. Đây chính là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất và đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.
Trong năm đầu tiên trẻ có thể tăng từ 25 cm, và 2 năm tiếp theo tăng 10cm mỗi năm.1000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.
Sau 2 tuổi tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm và chỉ tăng khoảng 6.2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm.
Tuy nhiên, nếu giai đoạn này trẻ có chế độ dinh dưỡng phù hợp hỗ trợ sự phát triển chiều cao của trẻ thì nó sẽ là tiền đề để trẻ phát triển tốt trong độ tuổi dậy thì.
1000 ngày đầu đời được tính từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi. Đây chính là giai đoạn vàng phát triển chiều cao.
Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì được tính từ 10-15 tuổi, đây là giai đoạn đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc cả về cơ bắp cũng như khung xương và chức năng sinh dục.
Tốc độ phát triển và tăng trưởng chiều cao nhanh, có thể tăng từ 10cm mỗi năm ở bé gái giai đoạn 10 tuổi và tăng dần cho đến khi đạt được 15cm mỗi năm ở độ tuổi 12.
Đối với bé trai, tốc độ tăng trưởng là 10cm mỗi năm khi 12 tuổi và đạt tối đa đến 15cm mỗi năm cho đến khi 14 tuổi. Sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần khi 15 tuổi ở bé gái và 17 tuổi ở bé trai.
Giai đoạn tuổi dậy thì quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương và khối lượng xương, mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ khi trẻ 8 tuổi cho đến giai đoạn vị thành niên.
Sự tăng trưởng và phát triển chiều cao có liên quan đến sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng. Do đó việc cha mẹ chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp là rất cần thiết cho trẻ trong độ tuổi này.
Chiều cao của bé trai và bé gái sẽ có sự chênh lệch trong quá trình phát triển.
Vậy cha mẹ nên làm thế nào để giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả trong giai đoạn vàng?
Cho trẻ ăn đúng cách
Trước khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, việc đảm bảo lượng sữa hàng ngày là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Trước 1 tuổi, lượng sữa hàng ngày nên uống là 600-800 ml, và sau 1 tuổi, lượng sữa hàng ngày nên là 300-500 ml.
Sau khi trẻ ăn dặm, nên ưu tiên thịt đỏ chứa sắt và nội tạng động vật, rau quả giàu canxi, thủy sản giàu kẽm.
Ngoài việc đảm bảo chất dinh dưỡng toàn diện, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ. Vitamin D trên 400IU mỗi ngày có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và củng cố sự phát triển xương của bé.
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả.
Để trẻ chơi ngoan
Tập thể dục phù hợp có thể thúc đẩy tốt quá trình bài tiết hormone tăng trưởng, theo nhiều dữ liệu cho thấy tập thể dục thể thao thường xuyên có thể cải thiện tuần hoàn máu của cơ thể, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và cải thiện khả năng phát triển của tế bào xương.
Các khảo sát và nghiên cứu của các chuyên gia y tế cho thấy, những trẻ thường xuyên tham gia tập thể dục thể thao cao hơn trung bình từ 4 đến 8 cm so với những trẻ cùng tuổi không tham gia tập thể dục .
Bé từ 1 đến 3 tuổi cần đảm bảo ít nhất 1 giờ hoạt động ngoài trời mỗi ngày, sau 3 tuổi cần đảm bảo ít nhất 2 giờ mỗi ngày.
Nếu không thể thực hiện các hoạt động ngoài trời do hạn chế về thời tiết, hãy cố gắng thiết kế một số trò chơi trong nhà để trẻ có thể vận động đầy đủ.
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 17 tuổi nên tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần, và mỗi lần tập thể dục cần ít nhất 1 giờ hoạt động thể chất cường độ trung bình đến cao.
Trẻ tập thể dục hay vận động phù hợp có thể thúc đẩy tốt quá trình bài tiết hormone tăng trưởng.
Để trẻ ngủ ngon
Việc tiết hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng cần diễn ra đều đặn. Trong ngày, lượng hormone tăng trưởng tiết ra tương đối thấp, từ 1 đến 2 giờ sau khi trẻ chìm vào giấc ngủ là thời kỳ tiết hormone tăng trưởng cao điểm, lượng tiết ra gấp khoảng 3 lần ban ngày .
Vì vậy, cha mẹ hãy đảm bảo cho ter ngủ đủ giấc vào ban đêm, cơ thể sẽ tự nhiên tiết ra đủ hormone tăng trưởng sau khi ngủ, giúp trẻ cao lớn hơn.
Nói chung, trẻ sơ sinh chỉ cần ngủ 14 đến 20 giờ mỗi ngày, 12 đến 14 giờ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi và 11 đến 12 giờ cho trẻ 4 đến 6 tuổi.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/2-thoi-ky-vang-cua-chieu-cao-lam-3-buoc-nay-con-cao-cuc-nhanh-d305206.html” alt_src=”” name=””]